Độ thông thoáng của đệm – Yếu tố quan trọng để có giấc ngủ ngon

  • 04/04/2022
  • 103 Lượt xem

Mục lục nội dung

Theo các chuyên gia trong ngành, độ thông thoáng của đệm là một trong những yếu tố quan trọng để có giấc ngủ ngon, nhất là với đặc điểm khí hậu ở Việt Nam.

1. Hiểu rõ về độ thông thoáng của đệm

Phần lớn chúng ta đều biết rằng chất lượng giấc ngủ có đạt như mong muốn hay không phụ thuộc nhiều vào thân nhiệt và nhiệt độ của môi trường ngủ. Hiện nay vẫn có khá nhiều người không thích dùng đệm vào mùa hè bởi ám ảnh cảm giác bí nóng ở lưng và cảnh tỉnh dậy khi cơ thể toát đầy mồ hôi khó chịu.

Nguyên nhân cho nỗi ám ảnh này chính là họ đang sử dụng một chiếc đệm không phù hợp với thời tiết, cụ thể ở đây là đệm có độ thông thoáng thấp, không thể loại bỏ khí ẩm tích tụ.

Theo các chuyên gia trong ngành, độ thông thoáng của đệm được xếp vào danh sách những yếu tố quan trọng nhất của quy trình sản xuất đệm, nhất là với thị trường tiêu dùng ở Việt Nam – thích dùng đệm thoáng mát vì thời tiết thường xuyên nóng, nồm ẩm.

Độ thoáng ở đệm được đánh giá ở cả phần thân đệm và đế đệm. Cụ thể:

Thân đệm

Thân đệm

Đệm có độ thông thoáng kém ở phần thân sẽ tạo ra nhiều nhược điểm và dẫn tới nhiều phiền toái:

Đổ mồ hôi: Thân đệm thông thoáng thì thân nhiệt sẽ được điều chỉnh, cân bằng. Thân đệm ẩm, thoáng khí chậm và kém thì phần lớn hơi ẩm sẽ bị giữ lại khiến người nằm cảm thấy nóng nực và khó chịu ngay cả khi nằm điều hòa.

Vệ sinh: Độ thông thoáng của đệm kém thì vấn đề vệ sinh cũng gặp khó khăn. Bởi chỉ cần khoảng nửa năm không vệ sinh sạch cho đệm thì dường như bạn sẽ phải ngủ trên một “ổ vi khuẩn, bụi, nấm” vô cùng nguy hại cho sức khỏe.

Tuổi thọ: Đệm càng tích tụ nhiều nấm khuẩn thì sẽ càng nhanh hỏng. Vì thế đầu tư một chiếc đệm có hệ thống lưu thông thoáng khí tốt thì thời gian sử dụng sẽ càng lâu.

Điều chỉnh nhiệt độ: Đệm có khả năng lưu thông thoáng khí đồng nghĩa với việc nhiệt độ của môi trường ngủ sẽ được cân bằng để phù hợp với trạng thái cơ thể, giúp người nằm ngủ ngon hơn, sâu hơn.

Đế đệm

Đế đệm

Độ thông thoáng của đệm tại phần đế cũng rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến độ bền đệm và cảm giác khi nằm. Cụ thể:

Độ bền của đêm: Đế đệm thông thoáng thì quá trình lưu thông khí ở thân đệm mới đạt hiệu quả tối đa, giúp đệm duy trì tình trạng sạch sẽ trong thời gian dài và hạn chế tình trạng hư hỏng kết cấu đệm bên trong.

Cảm nhận khi nằm: Đệm có phần đế thông thoáng sẽ tạo cảm giác êm ái hơn, dễ chịu khi nằm lâu.

2. So sánh độ thoáng của các dòng đệm hiện nay

Trên thị trường chăn ga gối đệm, đệm ngủ được sản xuất từ nhiều nguyên vật liệu khác nhau. Chính sự khác nhau này quyết định đến 60% sự chênh lệnh về độ thông thoáng của đệm thuộc loại này và đệm thuộc loại khác.

Cùng Đệm Xinh Luxury khám phá độ thông thoáng của 4 dòng đệm thông dụng nhất hiện nay:

Độ thoáng của đệm bông ép

Độ thoáng của đệm bông ép

Đệm được làm từ bông PE – một loại nhựa dạng bọt tạo thành từ Polyol và hỗn hợp Polymethylene, Polyphenyl, Isocyanate. Loại đệm này có phần lõi được ép chặt nên thường sẽ có độ thoáng khí kém.

Để giảm cảm giác bí nóng khi dùng trong mùa hè, nhà sản xuất đệm bông ép thường sử dụng các loại vải có tính thoáng khí và thấm hút ẩm tốt để làm vải bọc. Tuy nhiên, họ cũng đưa ra lời khuyên cho người dùng rằng với loại đệm này thì nên vệ sinh hút bụi, hút ẩm và phơi phóng thường xuyên để bay hơi ẩm, giảm tích mồ hôi gây mùi và nấm khuẩn.

Độ thoáng của đệm foam

Độ thoáng của đệm foam

Đệm foam được sản xuất từ các loại vật liệu foam, với 2 cấu tạo phổ biến là foam cấu trúc ô kín và foam cấu trúc lỗ hổng. Đệm foam có phần lõi theo cấu trúc ô kín thường có mật độ foam dày đặc, liên kết chặt chẽ với nhau nên quá trình lưu thông khí sẽ bị hạn chế, thời gian tích ẩm kéo dài.

Đệm foam cấu trúc lỗ hổng sẽ có khả năng thoáng khí tốt hơn, hạn chế tích ẩm. Tuy nhiên foam về bản chất vẫn là vật liệu có tích giữ nhiệt, nên nếu nằm quá lâu người dùng sẽ thấy nóng.

Hiện nay, để hạn chế nhược điểm về độ thông thoáng của đệm foam, nhiều nhà sản xuất tích hợp thêm các công nghệ làm mát vào lõi đệm và phần vải bọc. Đệm foam Oyasumi của Inoac là một ví dụ điển hình.

Độ thoáng của đệm lò xo

Độ thoáng của đệm lò xo

Nệm lò xo là dòng đệm nổi tiếng về độ thoáng khí. Ưu điểm này được tạo ra nhờ sử dụng hệ thống lò xo có độ rỗng đáng kể, dù là lò xo túi hay lò xo liên kết. Ngoài ra, đệm lò xo còn được tích hợp nhiều lớp tiện ích như lớp cao su thiên nhiên, lớp xơ dừa và sử dụng vỏ bọc may từ các chất liệu vải hút ẩm tốt.

Xem thêm: Đệm lò xo Dunlopillo, Nệm Dunlopillo Chính Hãng giảm 25% - 40%

Độ thoáng của đệm cao su

Độ thoáng của đệm cao su

Đệm cao su được làm từ cao su thiên nhiên, được đánh giá là dòng đệm có độ thông thoáng cao nhất trong thế giới đệm ngủ. Lõi đệm có cấu trúc bọt khí với hàng ngàn lỗ thông khí, kết hợp thiết kế có hàng trăm ô vuông to và nhỏ trên cả 2 bề mặt giúp gia tăng tốc độ và hiệu quả thoáng khí. Nhờ đó người sử dụng sẽ luôn cảm thấy mát mẻ khi nằm.

Tuy nhiên, đệm cao su là dòng đệm giá thành cao, khá khó để vệ sinh nên vẫn khá kén người sử dụng dù thoáng khí tốt.

Tạm kết

Với đặc trưng khí hậu ở Việt Nam, độ thông thoáng của đệm là yếu tố nên được liệt vào danh sách các tiêu chí để lựa chọn. Hy vọng thông qua tin bài chia sẻ của Đệm Xinh Luxury, các bạn sẽ nắm rõ hơn về vấn đề này và biết gia đình cần dùng đệm gì thì phù hợp nhất.

  • Nguyễn Sỹ

    Tôi là Nguyễn Sỹ, hiện là Chuyên viên của Đệm Xinh Luxury. Với kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn 5 năm về lĩnh vực đệm, chăn ga gối và chăm sóc giấc ngủ, tôi hy vọng những chia sẻ của tôi có thể giúp bạn tìm được những sản phẩm chăm sóc giấc ngủ tốt, chất lượng tuyệt vời cũng như kiến thức bổ ích nhất.

Đánh giá của bạn:

Bình luận