Vải bố là gì? Đặc điểm, phân loại, cách nhận biết và bảo quản đúng cách?

  • 17/06/2022
  • 1415 Lượt xem

Hiện nay trên thị trường may mặc có rất nhiều loại vải khác nhau, tiêu biểu trong đó là vải bố. Vải bố là loại vải có độ chắc chắn cao, độ mềm mịn vừa phải. Khi công nghệ dệt sợi chưa phát triển thì vải bố được xem là loại vải thô cực rẻ và chỉ được ứng dụng trong việc kết dây thừng, may bao bì. Hiện nay, vải bố đã được sử dụng phổ biến hơn trong cuộc sống làm đồ trang trí, đồ handmade. Để hiểu rõ hơn những thông tin về vải bố là gì? Đặc điểm, phân loại và cách nhận biết, mời bạn tham khảo nội dung bài viết sau.

Mục lục nội dung

Vải bố là vải gì?


Vải bố được biết đến với nhiều cái tên khác như: vải cotton thô hay vải canvas. Đây là một loại vải cao cấp có chất liệu dày dặn cùng có độ bền lý tưởng và rất an toàn với người dùng.

Nguyên liệu chính để tạo ra loại vải này là sợi từ cây gai dầu, sợi sau khi được thu hoạch về sẽ dệt thành sợi vải thô và cứng.

Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện đại, vải bố được trộn thêm bông hoặc sợi tổng hợp để tạo thành những tấm vải có độ chắc chắn cao, độ mềm mịn vừa phải. Lúc này, vải bố sẽ được gọi với các tên gọi khác là vải canvas, vải kaki,... 

Vải bố được chia thành 2 loại chính gồm:

  • Vải bố thô: Đây là loại vải bố nguyên bản. Loại vải này sẽ có màu nâu nhạt và có độ thô ráp cao.
  • Vải bố màu: Đây là loại vải bố đã được trải qua quá trình tẩy màu và nhuộm màu. Do vậy, loại vải này đa dạng về màu sắc, họa tiết và đỡ thô hơn loại vải nguyên bản. 

Vải bố là một loại vải cao cấp

Vải bố là một loại vải cao cấp

Nguồn gốc vải bố


Vải bố được xem là loại vải có nguồn gốc lâu đời nhất trong lịch sử ngành dệt may. Năm 3000 trước Công Nguyên, Người Trung Hoa đã sử dụng cây gai dầu tạo thành sợi và bện thành dây thừng.

Lúc này vải bố rất thô và cứng ráp nên chỉ được dùng làm dây thừng mà thôi. 1500 năm sau, người Ấn Độ đã thêm sợi bông vào sợi gai dầu để dệt nên những tấm vải có độ mềm tốt hơn.

Lúc này, vải bố (tên tiếng Anh là Burlap) đã được ứng dụng rộng hơn trong đời sống hàng ngày như làm bạt che phủ, may quần áo cho người có thu nhập thấp. 

Vào thế kỷ 13, vải bố theo các thương buôn đi đến Bắc Phi, Châu  u và trở thành vật liệu không thể thiếu để sản xuất nên những cánh buồm cho những con tàu lớn. Đến thế kỉ 16, vải bố không chỉ được dùng trong ngành may mà còn được dùng để thay thế cho giấy vẽ tranh. 

Đến thế kỷ 20, vải bố chính thức được sản xuất theo hướng công nghiệp hóa trên các băng chuyền hiện đại.

Sau nhiều lần cải tiến, vải bố đã phát triển mạnh về cả chất lượng, mẫu mã, tính tiện nghi và tính thẩm mỹ nên ngày càng được ứng dụng rộng rãi như hiện nay.

Các loại vải Bố được sử dụng phổ biến nhất


Vải bố được phân chia ra thành các loại chính sau:

Vải bố dệt từ sợi tổng hợp

Vải bố được dệt từ sợi tổng hợp sẽ bao gồm 2 loại sợi chính là sợi nilon và PE. Với đặc tính bền, dai và khó phân hủy. Ngoài ra, vải nilon còn hạn chế thấm nước nên vải bố cũng có khả năng kháng nước hiệu quả.Vải bố dệt từ sợi tổng hợp thường sẽ dễ nhuộm màu hơn nên rất đa dạng về màu sắc, họa tiết.

Đây chính là lý do tại sao ngày nay, vải bố được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Được sử dụng làm vải bọc đệm - gối - ghế sofa, sử dụng làm pano, áp phích, băng rôn hay may khăn trải bàn, rèm cửa,....

Vải bố được dệt từ sợi tổng hợp

Vải bố được dệt từ sợi tổng hợp

Vải bố dệt từ sợi gai dầu

Vải bố dệt từ sợi gai dầu là loại vải được đánh giá rất cao vệ độ bền cũng như độ chắc chắn. Vải bố được làm từ nguồn nguyên liệu này có khả năng chịu nhiệt cùng khả năng chống ẩm mốc cao và vượt trội hơn hẳn so với các loại vải khác.

Màu sắc chính của vải bố dệt từ sợi gai dầu là màu nâu và điểm khác biệt chính nằm ở độ cứng. So với những loại vải bố khác thì vải bố dệt từ gai dầu sẽ cứng hơn rất nhiều. Do vậy, loại vải bố này chỉ được ứng dụng trong ngành may bao bì và may bạt che. 

Vải bố dệt từ sợi lanh

Vải bố dệt từ sợi lanh thường được gọi là Canvas. Quá trình tạo ra những tấm vải bố dệt từ sợi lanh khá phức tạp và tốn kém nên giá thành phẩm khá cao so với các loại vải bố khác.

Hiện nay, loại vải bố dệt từ sợi lanh thường chỉ được sử dụng để vẽ tranh và ứng dụng trong những ngành may cao cấp.

Điển hình như: giày thể thao cao cấp, túi xách cao cấp, rèm cửa canvas cao cấp, đồ trang trí handmade,... 

Vải bố 100% Cotton

Đây là loại vải bố được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Đặc điểm của loại vải bố này là: độ bền cao, độ mềm mịn tốt và có độ co giãn nhưng giá thành rẻ.

Hiện nay, mẫu chất liệu vải bố này được sử dụng nhiều nhất trong ngành may thời trang, là nguyên liệu để may: túi xách thời trang, balo, lều, khăn trải bàn,…

Tính chất của chất vải bố


Vải bố có rất nhiều đặc điểm riêng biệt khác hẳn những loại vải khác. Dưới đây là những ưu - nhược điểm cụ thể của vải bố. 

Ưu điểm của vải bố

Xét về ưu điểm, vải bố sở hữu những ưu điểm nổi bật như: 

Vải bố có trọng lượng nhẹ nên rất dễ bảo quản: Vải không nhăn khi gấp gọn, thậm chí là xếp chồng cao nên giúp tiết kiệm không gian đáng kể không gian bảo quản:

Vải bố có khả năng chống thấm tốt: Do bề mặt khô ráp nên vải bố chống thấm hiệu quả, rất khó bị ướt khi trời mưa.

Bền bỉ trong quá trình sử dụng: Vải dễ dàng giặt sạch trong máy giặt mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng vải nên rất bền bỉ trong quá trình sử dụng. 

Vải bố có thể kết hợp với các đặc tính hóa học khác nên có khả năng kháng khuẩn tốt, chống cháy an toàn và chống nấm mốc cao.

Nhờ thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên nên vải bố cũng thân thiên và an toàn với sức khỏe người tiêu dùng. 

Giá thành rẻ nên được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực phục vụ cho nhu cầu sống hiện đại.

Vải bố có khả năng chống thấm tốt

Vải bố có khả năng chống thấm tốt 

Nhược điểm của vải bố

Bên cạnh những ưu điểm vừa kể trên thì vải bố có tồn tại một số những nhược điểm như:

Chất liệu vải dày nên sau khi giặt sẽ lâu khô hơn những loại vải khác.

Dễ bị rách khi va chạm với các vật sắc nhọn.

Khả năng chịu lực tải trọng thấp.

Cách nhận biết vải bố chuẩn


Vải bố có đặc trưng riêng là thô và ráp. Do vậy cách nhận biết vải bố chuẩn cực dễ dàng. Chúng ta chỉ cần quan sát bằng mắt thường cũng nhận thấy những sợi vải dệt thô sần sùi trên bề mặt vải.

Khi đưa tay chạm vào bề mặt vải chúng ta sẽ cảm nhận được sự cứng ráp, thậm chí là chúng ta có thể cảm nhận được cả những đường vân dệt của vải. 

Ngoài ra bạn cũng có thể nhận biết vải bố qua phân loại vải, cụ thể như sau:

  • Vải bố dệt từ sợi tổng hợp: Khi đốt sẽ nghe mùi nhựa khét và không có tro. 
  • Vải bố dệt từ sợi gai dầu: Khi đốt lửa cháy sẽ có màu vàng và khói xanh. Khi cháy xong sẽ để lại lượng nhỏ bột tro màu trắng xám.
  • Vải bố dệt từ sợi lanh: Khi đốt loại vải này sẽ cháy chậm và có mùi như mùi cháy của giấy. 
  • Vải bố 100% Cotton: Khi đốt lửa cháy sẽ có màu hồng và khói xám. Sau khi cháy sợi vải sẽ bị tiêu hủy. 

Ứng dụng của vải bố


Với những ưu điểm tuyệt vời mà vải bố đang sở hữu thì hiện nay vải bố đã và đang được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Cụ thể như sau:

Ứng dụng vải bố trong sản xuất hàng gia dụng

Như đã chia sẻ, vải bố có đặc tính dày, thô và bền. Chính vì vậy nên vải thường được ứng dụng nhiều để sản xuất các đồ gia dụng sử dụng hàng ngày như: Bạt che nắng, rèm cửa, khăn trải bàn, vỏ bọc gối, ghế, đồ nội thất,... Sử dụng vải bó trong sản xuất hàng gia dụng là một cách để bạn chung tay bảo vệ môi trường hiệu quả.

Vải bố thường có màu trắng hoặc màu nâu nhạt gần giống với màu thật của gỗ nên rất thích hợp để làm đồ decor hay đồ trang trí nội thất. Từ đó căn phòng của bạn sẽ trở nên đẹp và ấm áp hơn bao giờ hết.

Vải bố thường được ứng dụng trong làm rèm cửa

Vải bố thường được ứng dụng trong làm rèm cửa

Ứng dụng vải bố trong ngành may mặc

Bên cạnh việc ứng dụng trong sản xuất hàng gia dụng, vải bố còn được sử dụng nhiều trong ngành may mặc.

Khi được pha với những loại sợi khác như: sợi cotton thì vải vải bố bên cạnh những đặc tính vốn có sẽ dễ nhuộm màu, có độ bền màu cao và có độ cứng, độ mềm nhất định. Bởi vậy nên vải bố thường là nguyên liệu chính để may các trang phục như: Vest, blazer

Ngoài ra vải bố cũng dễ in ấn nên vô cùng thích hợp để sản xuất các mặt hàng như: Balo, cặp sách, giày, túi xách,...

Ứng dụng vải bố trong ngành công nghiệp

Vải bố là một trong những nguyên liệu vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong ngành công nghiệp sản xuất đóng tàu.

Với đặc tính bền, dẻo dai và cứng, vải thường được sử dụng để làm nên những cánh buồm giúp tàu ra khơi được vững chắc và an toàn hơn bao giờ hết.

Không chỉ dừng lại ở đó, vải bố cũng thường được dùng để làm bao bì đựng các loại phân bón, gạo, thóc trong ngành sản xuất nông nghiệp.

Nguyên tắc bảo quản vải bố


Để tăng độ bền giúp các sản phẩm làm từ vải gỗ có tuổi thọ lâu nhất thì bạn cần phải bỏ túi ngay nguyên tắc 5 không sau:

Không nên giặt thường xuyên: Vải bố có độ dày tương đối lớn nên nếu sẽ rất lâu khô. Hơn nữa, vải bố khi phơi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời thường dễ phai màu.

Đặc biệt, sản phẩm khi tiếp xúc với những loại hóa chất tẩy rửa trong quá trình giặt cũng sẽ là một trong những nguyên nhân khiến màu không còn được như lúc ban đầu nữa.

Không nên giặt bằng máy: Khi dùng vải bố tốt nhất là nên hạn chế giặt máy. Bởi sức ép của máy giặt lâu dần sẽ khiến cho vải trở nên nhàu và cũ hơn. Từ đó, sản phẩm sẽ không giữ được form dáng ban đầu.

Không sấy, là ủi: Vải bố nếu như tiếp xúc với nhiệt độ quá cao sẽ dễ bị giòn, cứng. Do đó bạn không nên sấy hay là ủi sản phẩm. Nếu phơi nên phơi ở những nơi có ánh nắng bình thường, tránh khu vực mặt trời chiếu thẳng vào.

Không để vật nặng ở trong túi vải bố: Thông thường, ba lô, túi xách chính là những sản phẩm được làm từ chất liệu vải bố nhiều nhất. Quá trình sử dụng balo, túi xách thì không nên đựng quá nhiều đồ bên trong. Bởi quay của túi vải bố thường sẽ không chịu được trọng lượng lớn nên rất dễ bị đứt.

Không gấp vải bố để bảo quản: Vải gấm không nhăn nhưng tốt nhất là sau khi vệ sinh xong bạn không nên gấp gọn. Bởi điều này có thể sẽ khiến chất lượng vải bị giảm, tính thẩm mỹ sản phẩm không còn được cao như ban đầu.

Cách vệ sinh những sản phẩm làm từ vải bố


Để có thể vệ sinh các sản phẩm làm từ vải bố đúng cách thì bạn thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Loại bỏ sạch bụi bẩn dính trên sản phẩm trước khi đem đi giặt.

Bước 2: Vệ sinh sạch sản phẩm bằng tay, không nên sử dụng máy giặt.

Bước 3: Phơi khô sản phẩm, nên phơi ở những nơi có nhiệt độ vừa phải, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Chú ý: Không sấy sản phẩm vì sẽ làm ảnh hưởng chất lượng, vải không còn được tốt như lúc ban đầu.

Tìm hiểu các chất liệu khác


Ngoài các chất liệu khác trong ngành may mặc và sản xuất chăn ga gối đệm thì Đệm Xinh Luxury đã tổng hợp đầy đủ các loại vải khác trên thị trường hiện nay tại bảng sau:

Vải Ren Vải Lanh Vải Kaki
Vải Kate Vải Lụa Vải Bamboo
Vải Modal Vải Satin Vải Gấm
Chất liệu Foam Vải Jacquard Vải Polyester
Vải Tencel Lông vũ Vải Cotton
Vải Đũi Vải Jeans Vải Nỉ
Vải Voan Vải TC Vải Acrylic
Vải Len Vải Thô Vải Thun
Vải Spandex Vải không dệt Vải Cashmere
Vải Visco Vải Acrylic Vải Nylon
Vải Linen Vải nhung Vải bố
Vải dạ Vải Muslin Vải borip
Vải xô Vải lông cừu Loại vải khác

Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về vải bố và ứng dụng của chúng trong cuộc sống mà Đệm Xinh Luxury đã tổng hợp được. Hy vọng những thông tin này đã giúp bạn cho bạn có thêm những thông tin bổ ích về loại vải này.

Đánh giá của bạn:

Bình luận