Hướng dẫn cách vệ sinh nệm cao su thiên nhiên đúng cách

  • 07/09/2020
  • 4332 Lượt xem

Mục lục nội dung

Bạn đau đầu vì đệm cao su sau một thời gian sử dụng xuất hiện mùi hôi khó chịu, nhưng vệ sinh định kỳ lại có chi phí cao. Vậy hãy cùng Đệm Xinh Luxury khám phá cách vệ sinh nệm cao su đơn giản tại nhà hiệu quả mà ai cũng có thể áp dụng. 

Xem thêm: Đệm lò xo dunlopillo spine o master cao cấp

Có nên giặt nệm cao su khi bị bẩn?

Nhiều gia đình có thói quen giặt nệm như đệm bông ép, đệm foam… và thường đặt ra câu hỏi cách giặt nệm cao su như thế nào? Tuy nhiên đây là tư duy vệ sinh đệm không đúng cách và khiến tuổi thọ của đệm ngày càng thấp đi.

Khi giặt nệm cao su sẽ khiến nệm bị cứng và giảm đi công năng, khả năng đàn hồi kém. 

Vậy nên khi đệm cao su bị bẩn, đầu tiên cần xử lý bằng phương pháp khô có thể dùng khăn khô lau sạch, giặt khăn bằng nước ấm rồi vắt khô ráo nước. Sau đó rồi để đệm khô tự nhiên hoặc dùng quạt thổi cho đệm khô.

Bên cạnh đó nệm cao su cần được vệ sinh định kỳ để giữ đệm luôn khô thoáng, sạch sẽ. 

Xem thêm: Giá đệm cao su tốt nhất trên thị trường

Hướng dẫn cách vệ sinh nệm cao su thiên nhiên đúng cách

Khử mùi nệm 

  • Để khử mùi nệm hiệu quả bạn có thể ứng dụng các bước dưới đây:
  • Cất gọn chăn ga gối, đặt nệm ở một mặt phẳng, có thể đặt nệm dưới sàn
  • Sử dụng baking soda (muối nở) rắc lên toàn bộ bề mặt nệm
  • Đợi khoảng 30 phút đến 1 tiếng (càng lâu càng tốt). Muối nở có tác dụng hút bụi bẩn, hơi ẩm cũng như mùi hôi khỏi bề mặt nệm. 
  • Sau 30 phút dùng máy hút bụi và hút sạch baking soda trên nệm
  • Nếu bạn thích mùi thơm, bạn có thể nhỉ tinh dầu cùng hương thơm yêu thích vào muối nỏ trước khi rắc lên nệm. Tinh dầu oải hương và cam canh được khuyên nên sử dụng. Ngoài tác dụng khử mùi còn giúp bạn ngủ ngon. 

Hướng dẫn cách giặt và vệ sinh nệm cao su thiên nhiên tại nhà

Lưu ý khi bạn tự vệ sinh nệm cao su tại nhà không thể sử dụng chất tẩy rửa thông thường với nước và xà phòng bởi nó sẽ làm giảm chất lượng và tuổi thọ của nệm. Bạn có thể tham khảo các bước hướng dẫn vệ sinh nệm cao su đúng cách như sau:

Bước 1: Xử lý bằng phương pháp khô trước khi giặt 

  • Bỏ hết các vật dụng trên giường như: gối nằm, gối ôm, màn, gấu bông,... Tiếp đến tháo ga trải giường riêng để giặt. Với bộ chăn ga bạn có thể giặt bằng xà phòng với nước ấm ngâm khoảng 15 phút sau đó giặt bằng tay hoặc máy. 
  • Khi vệ sinh đệm cao su nên dùng khăn khô lau sạch bụi trên bề mặt nệm
  • Giặt khăn sạch bằng nước ấm, vắt ráp rồi lau khắp bề mặt nệm
  • Nếu nệm có lỗ thông hơi bạn có thể dùng gậy đập vào mặt nệm để bụi rơi ra dễ dàng. 

Bước 2: Tiến hành giặt và vệ sinh nệm cao su

Với các vết bẩn mới và nhẹ 

Đối với các vết bẩn mới và nhẹ, bạn nên vệ sinh càng sớm thì khả năng khôi phục lại vết bẩn càng nhanh. Bạn có thể pha các loại dung dịch gồm: oxy già, xà phòng rửa bát, muối nở tỉ lệ 2:1:1 hoặc 1:1:1.

Để loại bỏ vết bẩn, bạn cần dùng khăn nềm để thấm dung dịch và xoa nhẹ một lượng nhỏ vào nệm. Sau đó để khô tự nhiên sau đó dùng khăn khô thấm sạch để loại bỏ cặn bẩn. 

Ngoài ra, giấm cũng là chất tẩy rửa an toàn và hoạt động tốt với các vết bẩn mới, nhẹ. Với nệm cao su, các chất tẩy rửa có thể làm trắng vùng nệm xung quanh vết bẩn, làm mất đi màu sắc tự nhiên của nệm. Vậy nên hãy bắt đầu vệ sinh bằng hỗn hợp tẩy rửa nhẹ và tiến hành từ từ. 

Kiểm tra và xử lý các vết bẩn cứng đầu

Để giặt và vệ sinh nệm cao su hiệu quả, bạn nên tẩy các vết bẩn bám sâu vào nệm trước khi giặt toàn bộ nệm để đảm bảo các vết bẩn khó chịu được xử lý sạch hoàn toàn.

Tẩy vết ố vàng bám lâu ngày trên nệm 

Các vết ố vàng trên nệm có thể do nước tiểu của bé bám lâu ngày hoặc nệm dùng lâu có mùi hôi, mồ hôi khi nằm lâu dần hình thành vết ố vàng trên nệm. Hoặc với những lần giặt trước bạn phơi nệm chưa khô hẳn, xử lý vết bẩn không đúng cách để bụi bẩn hoặc chất tẩy rửa vẫn còn tích tụ gây ra tình trạng ố vàng trên nệm. 

Với các vết bẩn cứng đầu lâu ngày khiến bạn gặp khó khăn khi vệ sinh nệm cao su thiên nhiên tại nhà thì Đệm Xinh Luxury mách bạn cách áp dụng ngay công thức sau: 

Sử dụng nguyên liệu cồn/giấm hoặc soda, máy hút bụi, tinh dầu thơm, máy sấy. Cách thực hiện như sau: bạn pha hỗn hợp cồn hoặc soda thấm vào vết bẩn rồi dùng máy hút bụi bẩn bám lại trên nệm. 

Bạn có thể dùng Oxy già lấy bông thấm dung dịch rồi lau trực tiếp lên vết bẩn và lưu ý không nên chà mạnh tay làm hỏng đệm.

Sau đó dùng khăn bông ẩm nhúng dung dịch nước muối để lau sạch và cuối cùng dùng khăn ướt để vệ sinh sạch sẽ đệm. 

Tẩy vết máu bám trên nệm 

Đối với chị em trong ngày “rụng dâu” khó tránh để lại vết bẩn trên nệm nên sẽ có trường hợp nệm dính vết máu. Đa số mọi người chỉ chú ý xử lý vết bẩn trên bề mặt nhưng để lâu thì máu càng thấm sâu vào bên trong nên càng khó xử lý hơn. 

Vậy nên bạn có thể áp dụng cách tẩy sạch vết máu trên nệm cao su như sau:

  • Sử dụng baking soda pha với nước tỉ lệ 1:2, sau đó trà hỗn hợp lên vết bẩn, chờ khoảng 20-30 phút thì lau sạch bằng khăn khô.
  • Sử dụng oxy già, đổ trực tiếp lên vết máu sau đó đợi 10-15 phút rồi dùng khăn mềm lau sạch. 
  • Hỗn hợp muối và nước rửa chén cũng rất hiệu quả trong việc loại bỏ vết bẩn, bạn trộn tỉ lệ 2 muỗng muối và 1 muỗng nước rửa chén. Sau đó sử dụng khăn thấm vào dung dịch lau lên vết máu. bạn có thể thay thế nước rửa chén bằng dầu gội, ưu tiên sử dụng loại chất tẩy rửa dịu nhẹ. 
  • Sử dụng giấm trắng cũng có tác dụng lau vết máu khô để lâu ngày. Do đó bạn chỉ cần ngâm khăn sạch vào giấm và dùng khăn đó lau lên vết máu  đến khi sạch hoàn toàn là được. 
  • Sử dụng thuốc tẩy quần áo là biện pháp cuối cùng nếu vết bẩn quá cứng đầu.  Tuy nhiên, bạn cũng nên chọn loại nước tẩy có tính chất dịu nhẹ, pha loãng và rắc dung dịch vết bẩn lên, sau đó bạn dùng bàn chải có lông mềm chà nhẹ để loại bỏ vết bẩn. Lưu ý nên chà theo hình tròn, hình xoắn ốc hoặc theo chiều hoa văn của nệm giúp dễ dàng loại bỏ vết bẩn hơn. 

Vết nôn 

  • Nếu trên nệm cao su nhà bạn dính vết nôn thì bạn có thể làm sạch bằng cách sau:
  • Đeo găng tay dọn sạch đống nôn vào túi rác
  • Sử dụng khăn giấy để loại bỏ chất rắn trên nệm
  • Khăn khô thấm hết chất lỏng
  • Rắc muối nở lên vùng vết bẩn, rồi đợi 10 phút
  • Nếu có dung dịch chất tẩy rửa enzym nên xịt lên vết bẩn và để yên trong vài phút
  • Để nệm khô qua đệm và hút sạch muối nở trên nệm 

Vệ sinh lại bề mặt nệm cao su sau khi tẩy vết bẩn 

  • Sau khi tẩy sạch các vết bẩn, bạn có thể sử dụng khăn bông hoặc một tấm ga vừa với nệm nhúng vào nước ấm và vắt khô để bắt đầu giặt toàn bộ nệm cao su.
  • Trải tấm ga nệm hoặc khăn đã thấm nước lên nệm. Sau đó lấy gậy đập nhẹ để bụi bẩn dưới nệm bay lên sẽ được hút hết vào chăn ga đã ướt để tránh bụi bay nhiều trong không khí. Có thể thực hiện lại thao tác này vài lần khi thấy bụi bẩn trong nệm cao su đã được làm sạch. 
  • Sau đó dùng khăn bông thấm nước sạch, vắt khô và lau toàn bộ bề mặt nệm cao su để đảm bảo các bụi bẩn còn vương trên nệm sau khi đã được xử lý hoàn toàn. 

Xem thêm: Nệm cao su 1m8 giá rẻ

Bước 3: Vệ sinh sạch nệm cao su bằng máy hút bụi 

  • Sau khi giặt tẩy nệm cao su, để làm sạch hơn các vết bẩn trong kẽ nệm bạn có thể sử dụng máy hút bụi. Bởi khi làm sạch các bụi bẩn nhỏ, vi khuẩn được hút sạch, tránh trường hợp sau khi phơi nệm khô các bụi bẩn tiếp tục “trú ẩn” bên trong nệm. 
  • Sử dụng máy hút bụi có tác dụng lấy đi các chất tẩy có dạng bột, muối vừa sử dụng để tẩy nệm.
  • Đối với những loại nệm cao su có lỗ thông hơi mà máy hút bụi không thể hút tới, bạn có thể lật mặt nệm xuống dưới và dùng gậy đập nhẹ để bụi được bật ra một cách dễ dàng. Sau đó lặp lại việc sử dụng hút bụi để hút sạch các bụi bẩn trên mặt nệm. 

Bước 4: Sử dụng tinh dầu thơm để tạo mùi hương trên nệm cao su sau khi giặt 

Sau khi giặt và vệ sinh nệm cao su bạn có thể sử dụng tinh dầu thơm có ưu điểm kháng khuẩn như: oải hương, bạc hà, chanh sả,... nhỏ lên đệm có tác dụng khử mùi và tạo mùi thơm dễ chịu. 

Mùi hương của tinh dầu không chỉ mang đến cảm giác dễ chịu khi nằm ngủ mà còn tác dụng xua đuổi côn trùng, đuổi các loài bọ có thể bám vào nệm mà lúc làm sạch chưa loại bỏ hoàn toàn. 

Thêm mẹo nhỏ để mùi hương lan tỏa đều khắp nệm và thấm lâu hơn bạn cần pha tinh dầu với một chút nước, sử dụng bình xịt dành riêng cho nệm được bán tại các cửa hàng hiện nay có tác dụng giúp nệm tăng mùi hương và loại bỏ mùi hôi. 

Xem thêm: [Top 10] đệm cao cấp nhập khẩu đẹp & sang trọng nhất 2023

Bước 5: Phơi khô nệm tự nhiên

Sau khi vệ sinh nệm cao su sạch sẽ, bạn nên phơi nệm ra phơi khô thoáng, có gió (không nên phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời tránh làm hỏng cấu tạo bề mặt nệm). Nên để nệm được phơi khô được phơi khô tự nhiên hoặc có thể sử dụng quạt để phơi khô tự nhiên.

Nệm được phơi khô sẽ chống được ẩm mốc và mùi hôi khó chịu. Bạn có thể kê nệm hoặc các vật dụng giúp nệm cách ngăn với mặt đất, hạn chế tiếp xúc với độ ẩm. Trong điều kiện thời tiết quá nóng, sau khi phơi nệm, bạn nên kiểm tra, trở mặt nệm để tránh nhiệt làm hỏng chất liệu cao su của nệm. 

Xem thêm: Nệm cao su dày 20cm giá rẻ

Một số lưu ý khi vệ sinh nệm cao su 

Một số lưu ý khi vệ sinh nệm cao su:

  • Các hóa chất tẩy rửa mạnh gây hỏng kết cấu nệm, do đó bạn chỉ nên sử dụng chất tẩy nhẹ và nên nhớ chúng ở vùng nhỏ trên nệm.
  • Chất tẩy rửa từ thiên nhiên như vỏ cam, chanh lên men hoặc oxy già là dung dịch tẩy rửa tốt với nệm cao su
  • Thấm khô nước khi làm sạch bằng miếng nước bọt biển hoặc khăn mềm thay vì chà xát lên bề mặt nệm. Lưu ý, nên sử dụng khăn trắng để tránh trường hợp màu từ khăn dính vào nệm
  • Nên để nệm khô tự nhiên, tránh ánh nắng mặt trời.

Vệ sinh đúng cách giúp tăng cường tuổi thọ đệm

Nếu những vết bẩn trên đệm gây ra mùi khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn thì hãy áp dụng ngay các cách vệ sinh nệm cao su đơn giản trên bạn sẽ thấy hiệu quả tức thì mà không cần phải tốn tiền để gọi dịch vụ vệ sinh đệm định kỳ.

Xem thêm: Đặt đệm theo kích thước yêu cầu và những điều bạn cần phải biết

Đánh giá của bạn:

Bình luận