Các công dụng tuyệt vời khi uống nước lá tía tô

  • 26/11/2021
  • 68 Lượt xem

Mục lục nội dung

Lá tía tô là một loại gia vị quen thuộc sử dụng trong bữa ăn hàng ngày, không chỉ sử dụng để ăn sống mà còn được chế biến làm nước uống có nhiều công dụng tuyệt vời. 

Bên cạnh công dụng gia vị nấu ăn thì loài cây này còn được biết đến là loại thảo dược chữa bệnh và làm đẹp.

Vậy uống nước lá tía tốt có thực sự tốt như lời đồn? Cùng Đệm Xinh Luxury tìm hiểu ngay tác dụng của lá tía tô và cách nấu lá tía tô uống tốt nhất cho sức khỏe

Lá tía tô

Công dụng của lá tía tô đối với chữa bệnh 

Trong lá tía tô có chứa khoảng 40% hàm lượng dầu và trong đó có chứa axit béo chưa bão hòa là loại axit alpha-linoleic. Đặc biệt trong lá tía tô còn chứa 0,2% tinh dầu nguyên chất và các hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan,…

Các loại tinh dầu này có nhiều công dụng khác nhau có tác dụng trong việc chống oxy hóa, chống dị ứng, giảm chứng trầm cảm và chống viêm. Mọi bộ phận của cây lá tía tô đều có thể sử dụng làm thuốc. Lá tía tô có vị cay ấm nên có tác dụng để chữa cảm cúm, sốt, ho long đờm… 

Giải cảm 

Công dụng chính của lía tía tô dùng để giải cảm. Trong điều kiện thời tiết thay đổi sức đề kháng của con người bị suy giảm và khiến nhiều người mắc bệnh vặt, cảm cúm do chuyển mùa. Người bệnh có thể sử dụng lá tía tô để xông hoặc nấu cháo cho ra mồ hôi để nhanh chóng khỏi bệnh. 

  • Xông hơi: Nguyên liệu chuẩn bị gồm lá tía tô, sả, hương nhu mang rửa sạch rồi ngâm với nước muối. Sau đó cho tất cả các nguyên liệu và đun nồi nhỏ lửa đến khi sôi rồi tắt bếp. Lưu ý khi xông nên chùm kín chăn rồi từ từ mở nắp vung để hơi nước thoát ra. Thời gian xông hợp lý từ 10-15 phút. 
  • Nấu cháo: Cháo dùng để giải cáp có thể là cháo gà, cháo thịt băm, sau khi nấu xong cho lá tía tô thái nhỏ trộn vào ăn cùng có tác dụng giải cảm hiệu quả.

Công dụng lá tía tô

Hỗ trợ chữa đau dạ dày 

Lá tía tô có chứa tanin và glucosid có tác dụng chống viêm và làm se vết loét ở dạ dày. Thêm vào đó các thành phần hóa học có trong lá tía tô có tác dụng giảm tình trạng đầy hơi, sôi bụng hiệu quả.

Đặc biệt với những người bị trào ngược dạ dày và co thắt có thể sử dụng lá tía tô. Để phát huy tối đa hiệu quả có thể dùng lá cây sắc thành nước uống. 

Ngừa bệnh tim 

Hạt lá tía tô có thể chiết ra thành dầu ăn có tác dụng ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Lá tía tô có thể hỗ trợ tim mạch vành và giảm tình trạng nguy cơ bị huyết khối. 

Chống viêm và dị ứng

Khả năng chống viêm và dị ứng của lá tía tô được khoa học chứng minh nhờ vào những thành phần bên trong của nó. Các thành phần này có khả năng ức chế sự kích thích của histamine ở tế bào và giảm đi tình trạng viêm da.

Xem thêmNgủ quá nhiều có thể gây hại cho sức khỏe của bạn

Hỗ trợ điều trị bệnh gút 

Đối với những người có bệnh gút nên thêm lá tía tô sống được rửa sạch sẽ vào bữa ăn hàng ngày. Bạn có thể sử dụng như sau:

Khi thấy xương khớp có dấu hiệu sưng tấy có thể lấy lá tía tô ăn để làm giảm cơn đau. Ngoài ra có thể dùng 6-12g lá cây cho vào nồi đun rồi chắt lấy nước uống. Lưu ý không nên đun lá tía tô quá 15 phút sẽ làm mất đi tinh dầu có trong lá. 

Làm thư giãn tinh thần 

Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm ý tế Đại học Maryland, lá tía tô có chứa axit rosmarinic, axit caffeic và apigenin có tác dụng giảm và điều trị chứng trầm cảm.

Khi khuếch tán tinh dầu tía tô thì nó có tác dụng nâng cao tinh thần, cải thiện tâm trạng một cách rõ rệt.

Công dụng lá tía tô đối với việc làm đẹp

Công dụng của lá tía tô đối với làm đẹp 

Lá tía tô có tác dụng làm trắng da đã được phụ nữ Nhật Bản ưa chuộng sử dụng bằng cách lấy lá tươi nấu với nước sôi trong vòng 15 phút rồi dùng nước này để tắm. Trong khi tắm lấy bã của lá chà xát khắp người.

Sau một thời gian sử dụng có tác dụng vượt trội làn da trở nên mịn màng trắng sáng rạng rỡ. Cách thức thực hiện như sau: 

Cách 1: uống nước xay từ lá tía tô

Các bước thực hiện như sau: lấy lá tía tô rửa sạch sau đó phơi khô và pha như trà để uống hàng ngày. Uống trà tía tô có tác dụng làm tăng độ ẩm và giảm tình trạng lão hóa da, làm mờ các vết sạm trên da. 

Cách 2: Tắm trắng bằng lá tía tô 

Các bước thực hiện như sau: rửa sạch, thái nhỏ cành và lá tía tô rồi đun với nước nóng trong khoảng 15 phút. Tiếp đến hòa tan hỗn hợp trên với nước lạnh để độ ấm vừa phải rồi đi tắm.

Hướng dẫn chế biến lá tía tô

Hướng dẫn cách nấu lá tía tô đơn giản 

Với những tác dụng của lá tía tô ở trên giúp bạn có thêm thông tin về các bài thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả từ nguyên liệu có sẵn, dễ tìm. Bạn cũng có thể học cách nấu lá tía tô dễ dàng như sau:

  • Nguyên liệu chuẩn bị:
  • 200gr lá tía tô tươi
  • 2 lát chanh
  • 2,5 lít nước lọc

Cách thực hiện

  • Bước 1: rửa sạch lá tía tô rồi ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng 10 phút. Sau đó, bạn rửa sạch lá tía tô 2 đến 3 lần nữa và vớt ra rổ cho ráo nước.
  • Bước 2: cho 2,5 lít nước đun sôi sau đó cho lá tía tô vào đun thêm khoảng 5 phút nữa thì tắt
  • Bước 3: Sau khi nước tía tô nguội, vớt bã lá tía tô rồi vắt một ít nước chanh vào  và uống trong ngày. Nếu thời tiết nắng nóng, bạn có thể để ngăn mát tủ lạnh và uống dần.

Lưu ý: Không nên nấu nước lá tía tô quá 15 phút bởi nó có thể khiến các tinh dầu trong lá bay hết và nước lá tía tô sẽ không còn tác dụng.

Xem thêm: Đừng quên thêm 8 thực phẩm dưới đây vào bữa ăn nhẹ buổi tối để ngủ ngon

Các lưu ý khi uống nước lá tía tô

Mặc dù lá tía tô đem lại rất nhiều hiệu quả đối với sức khỏe và sắc đẹp, thế nhưng bạn cũng không nên lạm dụng loại nước này quá mức nhé. Vậy nên uống nước la tía tô như thế nào mới đúng cách

Không nên uống quá nhiều 

Mỗi ngày chỉ nên uống nước lá tía tô từ 3-4 ly và chia thành nhiều lần uống. Nếu uống nhiều sẽ khiến bạn bị đầy bụng, khó tiêu, đồng thời có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể.

Lưu ý khi sử dụng lá tía tô

Nên uống nước lá tía tô khi nào?

Uống nước lá tía tô trước bữa ăn 30 phút có tác dụng giảm cân bởi nó giúp ngăn ngừa hấp thu chất béo, làm giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Ngoài ra bạn có thể uongs nước lá tía tô sau bữa ăn khoảng 20 phút. 

Một số lưu ý khác khi sử dụng nước lá tía tô

  • Bảo quản nước lá tía tô trong tủ lạnh khi chưa dùng đến, thời gian bảo quản tối đa là 24 giờ. Nếu để qua ngày thì bạn nên bỏ đi và đun nước mới bởi khi để càng lâu, các dưỡng chất trong nước lá tía tô sẽ bị mất hết tác dụng, thậm chí gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
  • Tránh uống nước lá tía tô trong trường hợp bị cảm nóng, người ra nhiều mồ hôi.

Đệm Xinh Luxury mong rằng với những thông tin hữu ích trên đây trên đây có thể giúp bạn hiểu được uống nước lá tía tô có tác dụng gì đồng thời biết cách nấu nước lá tía tô đúng cách.

Đánh giá của bạn:
Bình luận