Nguyên nhân ngủ hay bị tê tay chân và cách khắc phục hiệu quả  

  • 01/08/2022
  • 347 Lượt xem

Ngủ dậy bị tê tay chân là một hiện tượng phổ biến có số lượng người mắc phải tương đối lớn. Tình trạng này có thể xuất hiện ở cả người cao tuổi và người trẻ do nguyên nhân bệnh lý hoặc do thói quen hàng ngày gây nên. Vậy ngủ hay bị tê tay chân là bệnh gì? Cùng tìm hiểu câu trả lời ngay trong bài viết sau đây nhé.

Mục lục nội dung

Tin liên quan:

1. Nằm ngủ hay bị tê tay chân là bệnh gì?     

Nằm ngủ hay bị tê tay có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểmNằm ngủ hay bị tê tay có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm

Tê tay chân là tình trạng các rễ thần kinh bị chèn ép dẫn đến hiện tượng ngón tay, ngón chân hoặc cả bàn tay, bàn chân bị tê gây, ngứa ran, khó cử động,...

Tê tay chân kéo dài còn trở thành cơn đau lan đến các vùng lân cận khác trên cơ thể như: cổ, vai, gáy, lưng, hông, đùi,...

Nằm ngủ hay bị tê tay chân là tình trạng mà rất nhiều người hay gặp phải. Bên cạnh một số vấn đề do ngủ sai tư thế, nằm trên đệm không phù hợp, căng thẳng, thiếu ngủ,… thì bệnh lý cũng là một trong những nguyên nhân gây nên.   

Dưới đây là một số bệnh gây tê tay chân khi ngủ bạn nên lưu ý đó là:  

  • Hội chứng ống cổ tay.
  • Bệnh lý xương khớp như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp… 
  • Tiểu đường.
  • Bệnh lý tim mạch như xơ vữa động mạch.
  • Tổn thương dây thần kinh ngoại biên.

2. Đối tượng nào nằm ngủ hay bị tê tay chân?

Tình trạng nằm ngủ hay bị tê tay chân thường gặp phải ở nhiều đối tượng khác nhau như: 

2.1 Người cao tuổi

Người cao tuổi khi ngủ dễ bị tê tay hơn
Người cao tuổi khi ngủ dễ bị tê tay hơn

Người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ cao nhất bị tê tay chân khi nằm ngủ. Bởi ở độ tuổi này, xương khớp đã bị lão hóa theo thời gian, khiến nguy cơ tổn thương ngày một gia tăng.

Thêm nữa, việc người cao tuổi nằm trên những chiếc đệm không phù hợp, quá cứng hoặc quá mềm cũng sẽ gây chèn ép khiến tay chân dễ bị tê sau khi ngủ dậy

Ngoài ra, do đặc thù công việc, những người làm việc văn phòng tiếp xúc thường xuyên với máy tính, người làm nghề lái xe đường dài hay lao động động chân tay nặng, người bị chấn thương do tai nạn, luyện tập thể thao hay trong lúc làm việc… cũng là những đối tượng hay bị tê tay tê chân.                        

2.2 Bệnh nhân rối loạn chuyển hóa       

Những bệnh nhân rối loạn chuyển hóa như: mỡ máu cao, đái tháo đường… cũng là đối tượng thường xuyên gặp phải chứng chứng tê bì chân tay.

Nguyên nhân là do các căn bệnh này gây ra sự tổn thương vi mạch, suy giảm cung cấp máu nuôi dưỡng dây thần kinh và rối loạn co thắt mạch máu.

Khi mạch máu bị co thắt, quá trình lưu thông máu bị ảnh hưởng sẽ dễ dẫn tới thiếu máu gây tê bì tay chân. 

2.3 Phụ nữ sau sinh            

Nằm ngủ hay bị tê tay cũng là tình trạng phổ biến ở phụ nữ sau sinh với các biểu hiện như: ngón tay bị tê cứng, có thể kèm theo cảm giác châm chích, tê buốt hoặc chuột rút.

Không những vậy, cơn đau còn dễ lan sang các vùng khác như mông, đùi, cẳng chân… gây hạn chế khả năng đi lại và vận động nếu không sớm được điều trị.     

3. Vì sao hay bị tê tay chân khi ngủ dậy?        

Nếu bạn thường xuyên bị tê tay chân khi ngủ dậy thì một trong những vấn đề dưới đây có thể là nguyên nhân: 

3.1 Do nằm ngủ sai tư thế

Nguyên nhân chủ yếu khiến khi ngủ bị tê tay là do nằm sai tư thế
Nguyên nhân chủ yếu khiến khi ngủ bị tê tay là do nằm sai tư thế

Nằm sai tư thế là một trong những nguyên nhân chính gây tê tay chân khi ngủ. Bởi tư thế ngủ sai sẽ gây cản trở quá trình tuần hoàn và lưu thông ở các mạch máu và các dây thần kinh. Từ đó, tay chân rất dễ bị tê sau khi ngủ dậy.

Nếu bạn đang có thói quen ngủ gối đầu lên tay hoặc nằm ngủ nghiêng hẳn sang một bên trong một thời gian quá lâu thì nên thay đổi nhé. Tốt nhất là nên thay đổi tư thế linh hoạt trong quá trình ngủ.

3.2 Đệm ngủ không phù hợp

Nằm trên chiếc đệm quá cứng sẽ tạo áp lực giữa bề mặt tiếp xúc đệm và cơ thể. Điều này sẽ khiến cho các mạch máu bị chèn ép, quá trình lưu thông, tuần hoàn máu trong cơ thể bị suy giảm .

Đó chính là nguyên nhân khiến cho các xương bị tê bì hoặc nhức mỏi và gây xuất hiện các cơn đau mỏi ở vùng cổ, vai, lưng.

Đệm ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ. Vì vậy, bạn hãy lựa chọn cho mình những chiếc đệm chất lượng có độ cứng mềm tiêu chuẩn nhé.

3.3 Căng thẳng, stress, thiếu ngủ

Căng thẳng, stress, thiếu ngủ cũng là nguyên nhân bị tê tayCăng thẳng, stress, thiếu ngủ cũng là nguyên nhân bị tê tay

Tình trạng căng thẳng thần kinh trong thời gian dài dễ gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, khiến bạn bị mất ngủ lâu ngày.

Từ đó, tạo nên một áp lực lớn cho não bộ, làm tê liệt hoạt động của hệ thần kinh và gây ra cảm giác dậy bị tê tay, chân sau khi ngủ.  

3.4 Do tình trạng liệt giấc ngủ

Liệt giấc ngủ dễ khiến cho bạn bị tê tay tê chân trong lúc ngủ và kéo dài đến khi thức dậy. Liệt giấc ngủ là tình trạng não bộ gửi tín hiệu đến các chi hoặc toàn bộ cơ thể để nhằm ngăn cản các giấc mơ khi đang ngủ.

Tình trạng này xuất hiện khiến cho bạn không thể điều khiển cử động tay chân mắc dù cơ thể vẫn nhận thức được. 

3.5 Hội chứng, bệnh lý ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng viêm bao hoạt dịch thứ phát gây ra rối loạn hệ thần kinh ngoại vi, thường gặp ở người hoạt động cổ tay nhiều hay phụ nữ mang thai. Bệnh lý ống cổ tay có thể làm phát sinh các cơn đau, tê cứng ở hai bên tay.

Tình trạng này xuất hiện chủ yếu là về đêm, khiến cho người bệnh dễ bị mất ngủ. Khi chất lượng giấc ngủ không đảm bảo thì cơ thể sẽ uể oải và mệt mỏi cho ngày hôm sau gây ảnh hưởng rất nhiều cho công việc.

3.6 Bệnh tiểu đường, xương khớp

Bệnh tiểu đường hay xương khớp cũng khiến bạn tê tay khi ngủ
Bệnh tiểu đường hay xương khớp cũng khiến bạn tê tay khi ngủ

Bệnh tiểu đường, xương khớp được xem là nguyên nhân chính khiến cho người bệnh nằm ngủ hay bị tê tay chân.
Bệnh tiểu đường khiến cho lượng đường trong máu tăng cao, gây tổn hại đến các dây thần kinh. Từ đó, làm cho tốc độ dẫn truyền kém và gây ra chứng rối loạn cảm giác.

Còn ở bệnh xương khớp như: viêm khớp, thoái hóa khớp hay thoái hóa cột sống thì sẽ làm cho các dây thần kinh chèn ép dẫn đến tổn thương. Từ đó, dẫn đến triệu chứng tê bì tay chân khi ngủ dậy. 

3.7 Bệnh tim mạch

Bác sĩ chuyên khoa đã chỉ ra rằng: Bệnh tim mạch là nguyên nhân điển hình gây tê tay chân sau khi ngủ dậy.

Bởi người mắc bệnh tim mạch thì quá trình lưu thông máu từ tim đến các bộ phận cơ thể, đặc biệt là tay chân sẽ bị suy giảm.

Khi máu không lưu thông tốt đến các chi thì tay chân sẽ rất dễ xuất hiện tình trạng hay bị tê bì khi nằm ngủ.

3.8 Thừa cân, béo phì

Khi ngủ bị tê tay còn do thừa cân, béo phì
Khi ngủ bị tê tay còn do thừa cân, béo phì

Thừa cân, béo phì cộng thêm việc lười vận động sẽ tích tụ mỡ trong cơ thể làm cho quá trình lưu thông máu bị ảnh hưởng. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến hệ cơ xương khớp, khiến tay chân dễ bị tê sau khi ngủ dậy.

3.9 Chế độ ăn uống không khoa học

Chế độ ăn uống thiếu khoa học là nguyên nhân điển hình khiến cho tay chân bị tê. Bởi một chế độ ăn uống không khoa học rất dễ dẫn đến thiếu hụt các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Chẳng hạn như sắt, kẽm, canxi… hoặc vitamin nhóm B, vitamin D,…

Vitamin, khoáng chất có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì tuần hoàn máu và sức khỏe thần kinh, xương khớp. Vì vậy nên việc thiếu hụt chúng có thể gây ra tình trạng tê bì chân tay sau khi ngủ dậy.

3.10 Nguyên nhân khác           

Ngoài các nguyên nhân trên, một số vấn đề khác như: thói quen sử dụng rượu bia, thuốc lá, chấn thương hay mắc phải một số bệnh lý như: viêm dây thần kinh ngoại biên, bệnh tự miễn, khối u chèn ép hệ thần kinh… cũng làm tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng ngủ dậy bị tê chân tay.                     

4. Triệu chứng hay gặp bị tê tay chân khi ngủ

Các triệu chứng thường thấy của tê tay chân khi ngủ
Các triệu chứng thường thấy của tê tay chân khi ngủ

Triệu chứng tê tay chân khi ngủ có thể xảy ra khác nhau ở mỗi người. Trong khi một số người thường hay chỉ bị tê ở bắp chân, bàn chân, ngón chân hay bàn tay, ngón tay thì một số người lại có tình trạng tê lan sang cả cánh tay, vùng vai, cổ và mặt. 

Ở giai đoạn đầu, chứng tê tay chân thường có biểu hiện châm chích nhẹ như kim châm hoặc kiến bò, chuột rút hoặc đau mỏi.

Nhưng càng về sau, khi tình trạng tê càng tăng nặng, cảm giác tê buốt, tê ngứa râm ran có thể xuất hiện. Thậm chí ảnh hưởng đến cả mông, đùi, lưng hoặc một bên cơ thể. 

5. Bị tê tay chân khi ngủ có nguy hiểm không?

Bị tên tay khi ngủ gần như không nguy hiểm đó chỉ là tác hại khi bạn nằm sai tư thế
Bị tên tay khi ngủ gần như không nguy hiểm đó chỉ là tác hại khi bạn nằm sai tư thế

Tình trạng bị tê tay chân khi ngủ nếu thường xuyên xuất hiện có thể là dấu hiệu cảnh báo về các vấn đề bệnh lý đòi hỏi bạn cần phải đi khám ngay để chẩn đoán và điều trị.

Việc điều trị sớm không chỉ đơn giản là giúp cải thiện triệu chứng mà hơn hết là ngăn chặn kịp thời các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như:  

  • Suy giảm sức khỏe nghiêm trọng do mất ngủ và ăn không ngon.
  • Suy giảm chức năng cảm giác, không thể cảm nhận được nóng, lạnh
  • Gây khó khăn trong việc đi lại, vận động và làm việc hàng ngày
  • Teo cơ, yếu cơ, liệt chi, đại tiểu tiện không tự chủ
  • Khối u hoặc ung thư chèn ép hệ thống dây thần kinh, đe dọa nguy hiểm đến tính mạng.

6. Cách khắc phục khi ngủ dậy bị tê tay chân

Cách khắc phục tình trạng ngủ bị tê tay tốt nhất là thay đổi tư thế ngủCách khắc phục tình trạng ngủ bị tê tay tốt nhất là thay đổi tư thế ngủ

Tình trạng ngủ dậy bị tê tay chân sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Do đó, không chỉ thăm khám, điều trị theo phác đồ của bác sĩ, mỗi người cũng cần chủ động thực hiện một số biện pháp khắc phục tại nhà sau để giúp cải thiện triệu chứng bệnh: 

Ngâm chân nước ấm hoặc tiến hành xoa bóp nhẹ nhàng tay chân để thúc đẩy tuần hoàn máu tốt hơn 

Chế độ ăn uống bổ sung đầy đủ dưỡng chất như canxi, vitamin D, K để tăng cường tuần hoàn máu, tốt cho sức khỏe thần kinh, xương khớp. Đồng thời, hạn chế các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá gây hại cho cơ thể.

Nghỉ ngơi đầy đủ, luôn giữ tinh thần ở trạng thái vui vẻ, thoải mái, tránh áp lực quá nhiều gây ảnh hưởng đến thần kinh, não bộ.  

Uống đủ nước để đảm bảo quá trình lưu thông, tuần hoàn máu diễn ra thuận lợi, hạn chế tối đa tình trạng khi ngủ dậy bị tê tay, chân.

Không giữ cơ thể ở lâu trong một tư thế trong thời gian dài, nhất là khi ngủ. 

Duy trì tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên để cải thiện cân nặng, sức khỏe và phòng ngừa các bệnh lý xương khớp, tim mạch gây tê bì tay chân. 

Trên thực tế, ngoài những biện pháp trên, một yếu tố ít ai để ý tới cũng có thể giúp bạn cải thiện tình trạng tê tay chân sau khi ngủ dậy, đó là chọn đệm phù hợp. Theo đó, bạn nên chọn loại đệm êm, có độ cứng trung bình, không nên quá mềm hoặc quá cứng. 

Một chiếc đệm phù hợp sẽ giúp nâng đỡ cơ thể không bị quá lún sâu trong đệm hoặc không bị tạo áp lực giữa đệm và cơ thể.

Từ đó, trọng lượng cơ thể được phân bố đều, giảm thiếu áp lực căng thẳng lên các cơ, mạch máu.

Bên cạnh đó, việc sử dụng một chiếc đệm phù hợp cũng giúp cơ bắp được thư giãn và thúc đẩy lưu thông máu, cho phép lượng oxy và máu từ tim có thể dễ dàng lưu thông đến các bộ phận khác của cơ thể, kể cả tay chân.

Nhờ vậy mà các triệu chứng sau khi ngủ dậy bị tê tay chân sẽ được cải thiện đáng kể và chất lượng giấc ngủ cũng được nâng cao. 

Trên đây là những thông tin chia sẻ về tình trạng bị tê tay chân khi ngủ. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu hơn về các nguyên nhân cũng như mức độ nguy hiểm để có phương pháp khắc phục phù hợp. Các bạn có nhu cầu mua đệm để cải thiện giấc ngủ được hoàn hảo nhất, hãy liên hệ với Đệm Xinh Luxury theo số hotline 1800 1051 để được hỗ trợ tư vấn trong thời gian sớm nhất.

Đánh giá của bạn:

Bình luận