
Ngủ trưa dậy bị đau đầu: Nguyên nhân và cách khắc phục
- Oanh Vũ
-
04/07/2022
-
43 Lượt xem
Một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa sẽ giúp chúng ta tỉnh táo và tập trung hơn cho cả buổi chiều. Thêm vào đó, giấc ngủ trưa còn giúp cân bằng não bộ và giảm stress hiệu quả. Tuy nhiên, nếu ngủ trưa không đúng cách sẽ gây ra chứng đau đầu, uể oải sau khi thức dậy cùng rất nhiều vấn đề khác. Vậy ngủ trưa dậy bị đau đầu nguyên nhân do đâu và cách khắc phục như thế nào? Mời bạn cùng tham khảo nội dung bài viết sau nhé.
Mục lục nội dung
Tin liên quan:
- 15 nguyên nhân sáng ngủ dậy bị đau xương ức? Cách điều trị?
- Nguyên nhân ngủ dậy bị chóng mặt và phương pháp cải thiện
- Tư thế ngủ cho người thiếu máu não chuẩn khoa học
1. Tại sao ngủ trưa lại bị đau đầu?
Ngủ trưa dậy bị đau đầu bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Nhìn chung đều là do chúng ta không chú ý chăm sóc sức khỏe giấc ngủ đúng khoa học.
1.1 Ngủ sai tư thế
Ngủ trưa bị đau đầu do ngủ sai tư thế
Hầu hết các giấc ngủ trưa của người bận rộn thường diễn ra tại cơ quan, xí nghiệp, nơi làm việc. Do không có chỗ nằm nên số đông mọi người đều có thói quen ngủ trưa theo kiểu ngã lưng ra ghế tựa hoặc gục đầu xuống bàn làm việc.
Điều này khiến cho máu bị hạn chế lưu thông lên đầu. Do vậy dễ dẫn đến tình trạng đau đầu sau khi ngủ dậy. Thậm chí, có người còn bị mệt mỏi, tê chân tay, ù tai,....
1.2 Thời gian ngủ quá mức cho phép
Theo kết quả của nhiều nghiên cứu khoa học: Giấc ngủ trưa chỉ nên kéo dài tối đa 30 phút. Nếu thời gian ngủ trưa quá lâu, cơ thể sẽ chìm vào giai đoạn ngủ sâu. Giai đoạn ngủ sâu là lúc mọi cơ quan đều ở trạng thái thư giãn tối đa.
Người ngủ ở giai đoạn này nếu như có bất kỳ tác động nào vào sẽ gây ức chế hệ thần kinh trung tâm làm lượng máu và oxy vận chuyển lên não giảm tốc.
Lúc này, nếu bị đánh thức bất ngờ, máu sẽ không kịp bơm lên trung khu thần kinh để điều khiển hoạt động. Từ đó, dẫn đến tình trạng đau đầu và các biểu hiện ức chế thần kinh khác.
1.3 Môi trường xung quanh chỗ ngủ không đảm bảo
Môi trường xung quanh chỗ ngủ sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ. Nếu ngủ trưa dậy bị đau đầu có thể là do môi trường ngủ mắc phải các khuyết điểm sau:
- Không gian ngủ chật, không đủ điều kiện để duỗi thẳng người khi ngủ.
- Không gian ngủ không đủ thông thoáng dẫn đến việc gây khó khăn khi hít thở.
- Ngủ trưa gần chậu cây xanh. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể bị thiếu oxy.
- Nhiệt độ trong không gian ngủ trưa quá nóng hoặc quá lạnh.
1.4 Vừa thức dậy không nghỉ ngơi đã làm việc ngay
Vừa ngủ trưa dậy đã lao vào làm việc luôn gây đau đầu
Ngủ là trạng thái làm chậm mọi hoạt động để cơ thể được nghỉ ngơi. Do vậy, nếu bạn làm việc ngay khi vừa ngủ trưa dậy mà không nghỉ ngơi sẽ khiến cơ thể chưa bắt nhịp được với tốc độ của công việc. Điều này chính là nguyên nhân gây cảm giác mệt mỏi, uể oải, đau đầu.
1.5 Sử dụng thiết bị điện tử
Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như: điện thoại, laptop, ipad,... sẽ gây rộn loạn chức năng của giờ sinh hoạt khiến chúng ta khó đi vào giấc ngủ hơn. Lâu dần sẽ tạo phản ứng ức chế thần kinh, khiến chúng ta mệt mỏi sau khi ngủ dậy.
Bên cạnh đó, khi để điện thoại gần đầu khi ngủ trưa, bức xạ di động sẽ gây tác động xấu đến não, là nguyên nhân gây ra các hiện tượng sau:
- Đau đầu, mệt mỏi.
- Khả năng tập trung kém.
- Phản ứng hành động và phản ứng tư duy bị chậm.
- Hay quên.
1.6 Thiếu máu não
Nếu bạn ngủ trưa dậy bị đau đầu kèm theo các triệu chứng như: chóng mặt, ù tai, nghe kém, tay chân tê buốt,... thì rất có thể đó chính là biểu hiện của việc bạn đang bị thiếu máu não.
Thiếu máu não không chỉ là nguyên nhân gây đau đầu khi ngủ trưa dậy mà là nguyên nhân gây nên rất nhiều bệnh nguy hiểm cho sức khỏe.
1.7 Dùng nhiều chất kích thích
Các chất kích thích như rượu bia khiến cho bạn bị đau đầu khi ngủ đậy
Một số loại chất kích thích như: rượu, bia,thuốc lá, cà phê, trà, nước ngọt có gas, socola,... sẽ gây ức chế thần kinh.
Từ đó, gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ trưa khiến cho giấc ngủ của bạn bị chập chờn và đau đầu khi ngủ dậy.
1.8 Huyết áp cao
Khi cơ thể bị huyết áp cao sẽ gây áp lực lớn lên đầu, áp lực này xuất hiện kể cả khi ngủ. Do vậy, người bị huyết áp cao thường có hiện tượng sau giấc ngủ ngắn vào buổi trưa hoặc giấc ngủ dài vào tối xuất hiện tình trạng đau đầu khi thức dậy.
1.9 Trầm cảm
Chứng trầm cảm cũng có thể là nguyên nhân khiến ngủ trưa bị đau đầu vì nó sẽ làm giảm nồng độ hormone serotonin - một loại hormone dẫn truyền thần kinh.
Từ đó gây rối loạn giấc ngủ. Vì vậy, những người mắc chứng trầm cảm thường ngủ không ngon giấc và bị đau đầu sau khi ngủ dậy.
2. Khắc phục tình trạng ngủ trưa dậy bị đau đầu
Nếu bạn thường xuyên bị đau đầu sau giấc ngủ trưa, bạn hãy cải thiện bằng các biện pháp gợi ý dưới đây.
2.1 Ngủ, nghỉ trưa hợp lý
Ngủ chưa hợp lý đúng thời gian giúp bạn tỉnh táo không bị đau đầu
Một giấc ngủ trưa đúng khoa học vào buổi trưa sẽ thường chỉ nên kéo dài từ 15-30 phút. Bởi nếu như ngủ quá nhiều thì sẽ làm thay đổi đồng hồ sinh học.
Giấc ngủ trưa dài sẽ không được khuyến khích vì nó có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vào ban đêm.
2.2 Điều trị đau đầu sau khi ngủ dậy bằng các biện pháp massage
Để khắc phục tình trạng đau đầu sau khi ngủ trưa dậy thì bạn cũng có thể áp dụng phương pháp massage đầu thư giãn sau khi thức dậy.
Động tác massage đầu để cải thiện chứng đau đầu khi ngủ dậy hiệu quả nhất đó là: Dùng tay lay nhẹ 2 huyệt thái dương. Động tác này sẽ giúp giảm nhẹ cơn đau, giúp máu lưu thông và hệ thần kinh được thư giãn.
2.3 Sử dụng các loại thảo dược tự nhiên điều trị đau đầu sau ngủ dậy
Nếu bạn mắc chứng đau đầu sau ngủ dậy do trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ, bạn hãy sử dụng các loại thảo mộc thiên nhiên như: trà tim sen, lạc tiên, bình vôi, long nhãn,...
Các loại thảo dược này không chỉ giúp bạn cải thiện tình trạng đau đầu hiệu quả mà còn giúp bạn dễ ngủ, có một giấc ngủ ngon và sâu hơn.
2.4 Điều trị đau đầu sau khi ngủ trưa dậy bằng chế độ ăn
Chế độ ăn uống cũng giúp bạn giảm đau đầu khi ngủ trưa dậy
Để hạn chế tình trạng đau đầu, nặng đầu sau giấc ngủ trưa, bạn hãy chủ động nạp vào cơ thể thức ăn giàu vitamin B12, các loại thực phẩm giàu protein và các nhóm dưỡng chất tốt cho não bộ.
Dưới đây là gợi ý các loại thực phẩm bạn nên bổ sung để hỗ trợ điều trị chứng ngủ trưa dậy bị đau đầu:
- Quả bơ: Thành phần giàu chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ hệ tim mạch và hỗ trợ phòng tránh bệnh đau đầu hiệu quả.
- Các loại cá giàu omega-3: Như Cá hồi, cá nục, cá ngừ,... rất tốt cho sự phát triển não bộ. Nếu ăn thường xuyên sẽ giúp bạn phòng ngừa tình trạng ngưng tụ tiểu cầu, tránh được bệnh đau đầu.
- Khoai lang: Thành phần giàu vitamin B1, Kali giúp giảm đau đầu hiệu quả.
- Dưa hấu: Thành phần giàu nước và magie giúp cải thiện chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn hiệu quả.
- Quả sung: Thành phần giàu kali có tác dụng ngăn chặn chứng đau đầu sau giấc ngủ hiệu quả.
- Cải bó xôi: Thành phần rất giàu riboflavin có tác dụng ngăn ngừa đau đầu cao.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: Thành phần giàu protein, canxi và các axit amino giúp làm giảm các cơn đau đầu hiệu quả.
2.5 Chữa đau đầu sau ngủ dậy bằng chườm đá
Có lẽ bạn không biết rằng, chườm đá cũng là một trong những cách chữa ngủ trưa dậy bị đau đầu vô cùng hiệu quả.
Nếu bạn muốn cải thiện nhanh tình trạng đau đầu sau giấc ngủ trưa vậy thì bạn hãy nhanh chóng áp dụng phương pháp này. Nhiệt độ lạnh của đá sẽ làm tê liệt dây thần kinh giúp làm giảm các cơn đau đầu một cách rõ rệt.
Lưu ý: Bạn không nên chườm đá quá lâu, quá lạnh sẽ dẫn đến tác dụng phụ khác như sốt.
3. Làm sao để tránh trường hợp đau đầu sau khi ngủ dậy?
Tránh trường hợp đau đầu sau khi ngủ dậy bạn nên tìm cho mình chỗ nghỉ thoải mái
Nếu bạn thường xuyên bị đau đầu sau những giấc ngủ trưa và cả giấc ngủ ban đêm, bạn nên sớm đến thăm khám tại các bệnh viện để có kế hoạch điều trị tốt nhất.
Nếu tình trạng ngủ trưa dậy bị đau đầu xảy ra không thường xuyên, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng cách khắc phục phù hợp.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên duy trì thói quen ngủ trưa lành mạnh theo các tiêu chí sau:
- Tạo không gian ngủ thư giãn, thoải mái. Luôn đảm bảo tư thế ngủ với đầu, cổ, lưng thẳng hàng.
- Giấc ngủ trưa chỉ nên kéo dài từ 15 – 30 phút.
- Giảm thời gian tiếp xúc với các thiết bị điện tử trước khi ngủ trưa
- Không uống rượu, bia, cà phê hoặc dùng các thực phẩm chứa nhiều chất kích thích như socola, đồ ngọt trước khi ngủ.
Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng đau đầu sau giấc ngủ trưa, giúp bạn có buổi chiều làm việc hiệu quả hơn. Mọi thông tin thắc mắc nào khác nếu như cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ với Đệm Xinh Luxury hotline 1800 1051 để được hỗ trợ nhanh chóng.
Bình luận