
Phòng tránh đột quỵ mùa lạnh – Ai cũng nên biết
- Thái Nguyễn
-
18/01/2022
-
30 Lượt xem
Mục lục nội dung
Theo thống kê trong lĩnh vực y tế, sức khỏe, một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới là đột quỵ. Tình trạng này thậm chí còn dễ xảy ra vào mùa đông lạnh, và rất nhiều người có nguy cơ rơi vào đột quỵ.
Vì vậy, phòng tránh đột quỵ mùa lạnh là việc mà mọi người đều nên biết, phòng ngừa kịp thời sẽ tránh được những rủi ro không đáng có, đặc biệt là để con người giữ được tính mạng.
1. Đột quỵ là bệnh gì?
Đột quỵ, còn gọi là tai biến mạch máu não, là tình trạng tuần hoàn máu não bị chậm hoặc bị gián đoạn gây tổn thương nghiêm trọng cho não bộ. Việc này dẫn đến hiện tượng thiếu Oxy, tế nào não không được cung cấp đủ dinh dưỡng. Lượng máu cung cấp cho tế bào não không đủ thì chỉ trong vòng vài phút thì tế bào não sẽ bắt đầu chết.
Hiện tượng đột quỵ rất nguy hiểm, để càng lâu lượng tế bào não chết càng tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tư duy, vận động, thậm chí là dẫn đến tử vong. Vì vậy trong cứu chữa người bị đột quỵ, rất quan trọng thời điểm vàng.
Đột quỵ được chia thành 2 loại gồm:
- Đột quỵ do xuất huyết: mạch máu não vỡ làm máu chảy ồ ạt, nguyên nhân chủ yếu là động mạch mỏng, hoặc đã xuất hiện về vỡ, rò rỉ.
- Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Xảy ra do các cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch làm cản trở máu lưu thông lên não. Loại đột quỵ này chiếm đến 85% tổng số ca bệnh.
Nguyên nhân bị đột quỵ
Có nhiều nguyên nhân khiến một người dễ bị đột quỵ, có thể kể đến:
- Do tuổi tác: theo thống kê thực tế, người cao tuổi thường có nguy cơ mắc đột quỵ cao hơn so với người trẻ.
- Do giới tính: Nguy cơ mắc đột quỵ ở nữ giới thấp hơn nam giới.
- Do tiền sử gia đình: Nguy cơ đột quỵ sẽ cao hơn ở những người có người trong gia đình có tiền sử đột quỵ.
- Do chủng tộc: Khảo sát và nghiên cứu thực tế tại khu vực châu Mỹ cho thấy, người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc đột quỵ cao hơn người da trắng.
- Do bị đái tháo đường: Người bị đái tháo đường dễ có các triệu chứng làm gia tăng nguy cơ đột quỵ.
- Do bệnh tim mạch: Các bệnh lý liên quan đến tim mạch cũng khiến cho người bệnh tăng nguy cơ mắc đột quỵ hơn.
- Do huyết áp cao: Tình trạng huyết áp cao tạo sức ép liên tục lên thành động mạch, khiến động mạch bị tổn thương, dẫn đến xuất huyết não và làm tăng tỷ lệ hình thành cục máu đông.
- Do mỡ máu: Cholesterol cao tích tụ ở thành động mạch sẽ dẫn đến tình trạng cản trở tuần hoàn mạch máu não, làm gia tăng nguy cơ đột quỵ.
Ngoài những nguyên nhân điển hình trên, đột quỵ còn có thể xảy ra cao hơn ở những người béo phì, hút thuốc thường xuyên, hoặc có lối sống thiếu lành mạnh, lười vận động...
Dấu hiệu nhận biết đột quỵ
Trong nghiên cứu về phòng ngừa đột quỵ nói chung và phòng tránh đột quỵ mùa lạnh nói riêng, các chuyên gia đã chỉ ra rằng chỉ cần xuất hiện 1 trong 4 vấn đề dưới đây là rất có khả năng một người bị đột quỵ não:
- Miệng, hoặc một phần mặt bỗng dưng bị méo cứng.
- Một bên tay, chân bị mất cảm giác.
- Phát âm đột nhiên không rõ.
- Đột nhiên bị mất tầm nhìn và mất thăng bằng.
Ngay khi ghi nhận những triệu chứng này, người bệnh hoặc người nhà nên nhanh chóng liên hệ với trung tâm y tế gần nhất để kịp thời xử lý.
2. Vì sao mùa đông lạnh thường gia tăng nguy cơ đột quỵ?
Nhiều nghiên cứu từ các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Úc, Phần Lan, Iran...đã chỉ ra rằng, đột quỵ có xu hướng tăng cao trong những tháng lạnh, do chênh lệch và thay đổi nhiệt độ đáng kể.
Mặc dù tại Ấn Độ đã có nghiên cứu cho thấy đột quỵ không có xu hướng tăng theo mùa, nhưng các chuyên gia vẫn nhận định kết quả này có thể xuất phát từ đặc trưng khí hậu ấm áp và ổn định quanh năm.
Nhìn chung, hiện tượng gia tăng tỷ lệ mắc đột quỵ trong mùa lạnh xuất phát từ khá nhiều nguyên nhân, điển hình có thể nhắc đến gồm tăng tần suất nhiễm trùng, trầm cảm, lười vận động, thiếu ánh sáng mặt trời, hạn chế vận động ngoài trời.
Nhiệt độ giảm mạnh
Huyết áp có xu hướng tự động tăng cao khi thời tiết trở lạnh để bù đắp lượng nhiệt thiếu hụt. Hiện tượng này khiến cho những người vốn bị huyết áp cao hoặc bị tim mạch càng nghiêm trọng hơn.
Thời tiết lạnh đột ngột làm tăng nguy cơ đông máu, dẫn đến hình thành nhiều cục máu đông và làm tắc nghẽn động mạch, từ đó gia tăng rủi ro bị đột quỵ.
Dưới tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết ở Việt Nam ngày càng khắc nghiệt, biểu hiện thời tiết mỗi mùa đều vô cùng rõ rệt, do đó mùa đông thường rét lạnh. Nếu không chủ động phòng tránh đột quỵ mùa lạnh, ví dụ như sắm những bộ chăn ga gối đệm giữ ấm tốt, thì ngủ trong bầu không khí lạnh, không đủ ấm sẽ làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ, rất nguy hiểm cho tính mạng.
Nhiễm trùng
Một số bệnh nhiễm trùng làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhất là vào mùa lạnh. VÌ thế, việc phòng ngừa nhiễm trùng sẽ có tác dụng làm giảm rủi ro đột quỵ, không chỉ bằng việc tạo thói quen sinh hoạt hàng ngày sạch sẽ, lành mạnh mà còn cả chủ động tiêm vắc xin cúm để được bảo vệ từ bên trong.
Thiếu ánh sáng mặt trời
Thiếu hụt ánh sáng mặt trời và thiếu các hoạt động thể chất ngoài trời cũng làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ, bởi thiếu vitamin D vào mùa đông đã được nghiên cứu và chỉ ra rằng có liên quan đến chứng trầm cảm và rối loạn cảm xúc theo mùa.
3. Các phương pháp phòng tránh đột quỵ mùa lạnh nên biết
Các bạn có biết “thời điểm đen” mắc đột quỵ là vào rạng sáng và nửa đêm, khi nhiệt độ xuống thấp? Để giảm thiểu rủi ro mắc đột quỵ do ảnh hưởng của thời tiết khí hậu, các bạn có thể áp dụng các phương pháp dưới đây.
Không hoạt động quá sức
Trừ khi bạn tập gym, yoga hay tập thể dục, tham gia chơi thể thao trong khu phòng tập rộng, có độ ấm nhất định. Bằng không, đừng cố gắng vận động quá sức vào mùa lạnh. Nếu bạn muốn đi bộ thể dục mùa đông, đừng cố đi nhanh. Bạn cần hiểu rằng vào thời tiết rét lạnh, chúng ta chỉ cần ngồi yên ở ngoài trời thôi cũng thúc đẩy bên trong cơ thể phải hoạt động nhiều hơn bình thường để ổn định thân nhiệt, nếu hoạt động quá sức sẽ dẫn đến tình trạng huyết áp cao, làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Hạn chế tiếp xúc với lạnh
Nếu thời tiết quá lạnh, đừng nên ở ngoài trời quá lâu. Khi đi ra ngoài hãy luôn mặc đủ ấm, che kín vùng cổ, bàn tay và bàn chân.
Buổi tối và rạng sáng là lúc nhiệt độ xuống thấp nhất nên phải đảm bảo rằng không gian nghỉ ngơi của bạn đủ ấm áp. Phòng ngủ ấm sẽ giúp bạn ngủ ngon, không bị nhiễm lạnh, thân nhiệt và huyết áp ổn định.
Đồng thời tránh để quá nóng
Quá nóng cũng là một yếu tố nguy cơ của đột quỵ. Nhiệt độ cao khiến các mạch máu bị giãn ra đột ngột, dẫn đến hạ huyết áp. Tình trạng này nếu xảy ra ở người mắc bệnh tim mạch thì càng nguy hiểm, làm gia tăng nguy cơ đột quỵ.
Nếu hoạt động ngoài trời lạnh mà bạn lại bị đổ mồ hôi nhiều chứng tỏ cơ thể bạn đang quá nóng và có sự bất thường. Lúc này cần dừng ngay và vào nhà nghỉ ngơi, điều chỉnh nhiệt độ trong phòng thích hợp để thân nhiệt được ổn định trở lại.
Tiêm phòng cúm
Thời tiết giao mùa khiến nhiều người dễ bị nhiễm cúm. Bệnh lý vốn rất bình thường và phổ biến này sẽ trở nên nguy hiểm hơn nếu xảy ra ở người có vấn đề liên quan đến tim mạch, cụ thể là làm gia tăng nguy cơ đột quỵ.
Vì vậy, tiêm vắc xin cúm trước khi mùa đông đến là cách phòng tránh đột quỵ mùa lạnh hiệu quả ở những người có bệnh nền.
Tham khảo: Thực hư việc nằm võng bị đau lưng? Những tác hại khôn lường và giải pháp khắc phục
Hạn chế uống rượu
Nhiều người cho rằng uống rượu sẽ làm ấm người, ra ngoài trời lạnh sẽ thấy đỡ lạnh hơn. Thực tế, hành động này là việc làm nguy hiểm.
Rượu làm giãn nở mạch máu trên da khiến người uống cảm thấy ấm hơn nhưng thực chất, các cơ quan quan trọng trong cơ thể lại bị lấy đi nguồn nhiệt.
Có lối sống lành mạnh
Lối sống lành mạnh là phương pháp phòng ngừa đột quỵ lâu dài và cũng góp phần phòng tránh nhiều loại bệnh tật khác. Hãy hạn chế việc hút thuốc lá, ít ăn mặn, vận động phù hợp, chế độ dinh dưỡng khoa học và hạn chế xúc động nhiều.
Tuân thủ điều trị khi đang có bệnh
Những người có bệnh nền liên quan đến tim mạch, đái tháo đường hay có tiền sử bị đột quỵ cần thường xuyên khám sức khỏe định kỳ và tuân thủ điều trị, ghi nhớ lời khuyên, khuyến cáo từ bác sĩ để phòng ngừa, phòng tránh đột quỵ mùa lạnh nói riêng và ngăn ngừa tăng nặng tình trạng bệnh lý cơ thể.
4. Mẹo giữ ấm cơ thể mùa đông để phòng ngừa đột quỵ
Chủ động phòng tránh đột quỵ mùa lạnh ngay cả khi bạn cảm thấy bản thân rất khỏe mạnh là việc nên làm. Hãy bắt đầu từ việc giữ ấm cơ thể vào mùa đông ngay cả khi ở trong nhà và khi đi ngủ.
Dùng đồ sưởi chuyên dụng
Nếu bạn hoặc người thân là người rất dễ cảm thấy lạnh, dùng chăn ga và đệm thông thường không thể cảm thấy đủ ấm thì nên sử dụng những phụ kiện giường ngủ điều nhiệt thông minh.
Chăn điện, đệm điện, túi chườm, tấm sưởi... là những lựa chọn tốt cho người thường xuyên cảm thấy lạnh buốt. Tuy nhiên, hãy luôn thận trọng khi sử dụng, tránh tình trạng rò rỉ điện làm nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng khi ngủ nhé.
Ngủ trên một chiếc giường “chuẩn”
Hoặc trang bị một chiếc giường chuẩn xịn với chăn ga gối đệm đều làm từ chất liệu thượng hạng, êm mềm ấm áp thì đương nhiên bạn cũng sẽ dễ dàng có được một giấc ngủ sâu mà không lo bị gió lạnh làm phiền.
Đệm foam là lựa chọn thích hợp hơn cả vào mùa đông vì loại đệm này được làm từ foam – chất lượng nổi tiếng với tính năng giữ nhiệt tốt nên cam kết sẽ giúp bạn thấy ấm áp. Đương nhiên, hãy chọn những sản phẩm có thương hiệu uy tín, ví dụ như đệm foam Oyasumi, để đảm bảo về tính thoáng khí – giữ ấm nhưng không ủ bí mồ hôi gây khó chịu khi ngủ.
Chăn bông có khả năng giữ nhiệt tốt nên bạn hãy ưu tiên chọn chăn bông để ủ ấm cho giấc ngủ. Nhưng với vỏ chăn, ga giường hay vỏ gối thì nên chọn chất liệu thấm hút tốt để không bị ủ mồ hôi khi nằm lâu trong chăn – thường gây hập hơi nóng.
Đệm Xinh Luxury vừa bật mí cho bạn đọc biết cách phòng tránh đột quỵ mùa lạnh. Hy vọng với chia sẻ từ bài viết này, các bạn sẽ không chủ quan với sức khỏe của mình và gia đình, sẵn sàng đầu tư cho cả nhà những bộ chăn ga gối đệm tốt nhất để bảo vệ giấc ngủ ấm áp và cơ thể khỏe mạnh trong suốt mùa đông.
Bình luận