Trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Mục lục nội dung

Trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết không chỉ khiến bé khó chịu mà bố mẹ cũng phải lo lắng nhiều. Cùng Đệm Xinh Luxury tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiện tượng dị ứng theo thời tiết ở trẻ.

1. Nguyên nhân gây hiện tượng dị ứng thời tiết ở trẻ

Không chỉ ở người lớn, trẻ nhỏ cũng hay bị dị ứng thời tiết, nhất là ở 1 năm đầu đời. Tình trạng này không chỉ do sức đề kháng và hệ miễn dịch của bé còn yếu, chưa phát triển hoàn thiện mà còn xảy ra bởi những lý do điển hình dưới đây:

Trẻ sơ sinh hệ miễn dịch yếu khiến trẻ dễ bị dị ứngTrẻ sơ sinh hệ miễn dịch yếu khiến trẻ dễ bị dị ứng

Thay đổi nhiệt độ đột ngột: Sự chênh lệch nền nhiệt một cách đột ngột những ngày “trái gió trở trời” dễ khiến cho cơ thể bé tiết ra lượng lớn histamin làm da nổi mẩn khó chịu.

Nấm mốc, bụi bẩn sinh sôi phát triển bởi thời tiết nồm ẩm – hanh khô thất thường: Những lúc thời tiết trong tình trạng này, quần áo các đồ dùng bằng vải đều rất dễ bị bẩn, mốc và dễ bám nấm khuẩn. Nhất là chăn ga gối đệm – những vật tiếp xúc trực tiếp với bé trong suốt thời gian ngủ.

2. Trẻ bị dị ứng theo thời tiết biểu hiện như thế nào?

Theo nghiên cứu, một số bệnh lý biểu hiện ở trẻ sơ sinh có liên quan mật thiết với hiện tượng dị ứng thời tiết lâu ngày, ví dụ như viêm mũi dị ứng, eczema, hen suyễn. Bố mẹ cần để ý các biểu hiện dễ thấy nhất ở con như bong tróc vảy da, da nổi mẩn đỏ, nghẹt mũi, đau đầu, mắt đỏ, ho nhiều, chảy mũi, hắt hơi, viêm kết giác mạc... để phát hiện và chẩn đoán chính xác bé nhà mình có đang bị dị ứng thời tiết hay không.

Trong trường hợp bố mẹ thấy bé có biểu hiện hụt hơi, thở dốc khi gặp tác nhân dị ứng thì có thể bé đang bị hen suyễn dị ứng khi tiết trời thay đổi.

Nhìn chung, trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết thường có các triệu chứng khá giống với cảm lạnh, bao gồm: ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa mũi...

Xem thêm: Trẻ sơ sinh nên nằm đệm gì phù hợp, an toàn nhất?

3. Điều trị cho trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết ở trẻ sơ sinh nếu không được xử lý dứt điểm sẽ gây khó chịu cho trẻ, bé hay quấy khóc và khó ngủ. Trẻ mệt cũng làm cho bố mẹ gặp phiền muộn, thiếu ngủ và lo lắng. Chưa kể nếu để lâu cũng rất có hại cho sức khỏe của bé.

Vì thế khi xác định trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết, bố mẹ nên thực hiện những biện pháp sau để trẻ nhanh khỏi dị ứng:

Loại bỏ, hạn chế tác nhân gây dị ứng

Những ngày đổi trời, nổi gió thì cần đóng cửa sổ. Nếu gia đình có điều kiện, bố mẹ nên sắm máy lọc không khí, máy điều hòa và máy hút ẩm để tạo luồng không khí sạch cho trẻ duy trì thân nhiệt ổn định.

Dùng máy lọc không khí giúp không khí trong lành hơnDùng máy lọc không khí giúp không khí trong lành hơn

Khi thời tiết thất thường, bố mẹ không nên cho trẻ ra ngoài vui chơi nhiều. Như vậy có thể giúp trẻ hạn chế nguy cơ tiếp xúc phấn hoa – 1 trong những yếu tố gây dị ứng.

Luôn tắm rửa sạch sẽ cho bé, rửa tay chân thường xuyên cho bé và cho bé mặc quần áo sạch. Khi ở ngoài về nhà thì nên thay đồ khác cho bé để hạn chế bụi bẩn.

Trẻ sơ sinh bị viêm mũi dị ứng theo thời tiết thì bố mẹ nên rửa mũi cho bé thường xuyên bằng nước muối sinh lý, hoặc xông hơi với tinh dầu.

Điều trị bằng thuốc

Dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩDùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ

Trong trường hợp đưa trẻ đi khám và bác sĩ chỉ định dùng thuốc thì bố mẹ cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để điều trị cho bé kết hợp với việc hạn chế các tác nhân gây dị ứng. Bố mẹ không được tùy ý mua và sử dụng thuốc.

Nếu đang trong thời gian dùng thuốc trẻ có dấu hiệu bất thường thì bố mẹ cần ngưng cho trẻ sử dụng và đưa bé đến bác sĩ để can thiệp kịp thời.

Xem thêm: Cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em mẹ nên biết

Hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm kích thích phản ứng dị ứng

Trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết cần tránh một số thực phẩm như dưới đây:

  • Đồ quá nhiều đạm: Thực phẩm tươi sống, thức ăn tái, gói sống, sushi...là những thực phẩm có khả năng kích thích phản ứng dị ứng theo thời tiết, gây ra biểu hiện ngứa môi, ngứa họng, miệng...
  • Trái cây chưa ngâm rửa sạch: Nhiều gia đình chủ quan, mua hoa quả ngoài đường về chưa rửa sạch nhưng vẫn cho con ăn. Như vậy rất dễ làm tăng nguy cơ bé bị dị ứng thời tiết hoặc tăng nặng triệu chứng vì hoa quả, trái cây ngoài đường dễ dính phấn hoa.
  • Ngô và cần tây: Đây là 2 loại rau củ có thể kích thích viêm mũi dị ứng mà bố mẹ nên hạn chế cho bé ăn, nếu thỉnh thoảng muốn đổi món và sử dụng 2 thực phẩm này thì cần nấu chín.
  • Hướng dương, hạt phỉ, hạnh nhân: Đây cũng là những loại hạt có thể kích thích phản ứng dị ứng ở trẻ sơ sinh.
  • Thực phẩm đóng hộp: thường chứa chất phụ gia làm khởi phát tình trạng dị ứng.
  • Thức ăn, đồ uống lạnh: Trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết tuyệt đối không nên được cho nếm thử đồ uống hay thức ăn lạnh vì gây co thắt phế quản làm kéo dài cơn ho.

Nên hạn chế những đồ ăn dễ gây kích ứngNên hạn chế những đồ ăn dễ gây kích ứng

4. Giải pháp phòng tránh dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ

 “Phòng cháy hơn chữa cháy”, trẻ sơ sinh cơ thể rất yếu, cần được bảo vệ toàn diện. Bởi vậy bố mẹ, ông bà cần chăm sóc bé cẩn thận và khoa học để bé tránh tối đa nguy cơ bị dị ứng theo thời tiết, tạo điều kiện tốt nhất để hoàn thiện hệ miễn dịch.

Tốt nhất, hãy áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý trong bữa ăn hàng ngày cho bé:

  • Bổ sung vitamin C đầy đủ thông qua trái cây, rau củ sạch.
  • Cho bé ăn sữa chua để bổ sung Probiotic giúp tăng cường sức đề kháng.
  • Tăng cường dùng gỏi, gừng, nghệ trong khẩu phần ăn của bé bởi đây là những gia vi giàu chất chống oxy hóa, chất kháng khuẩn và chất kháng viêm.

Tạm kết

Trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết rất hay quấy khóc, khó ngủ, ảnh hưởng đến cả bố mẹ và gia đình nói chung. Vì thế, hãy luôn bảo vệ cho những em bé mới chào đời bằng những phương pháp khoa học nhất, tạo môi trường sống chuẩn sạch nhất. Hy vọng thông tin Đệm Xinh Luxury chia sẻ trong bài sẽ mang đến những kiến thức hữu ích cho bạn đọc

Đánh giá của bạn:
Bình luận