ĐỆM XINH LUXURY - SỐ 1 CHẤT LƯỢNG & HẬU MÃI

Bảo trì trọn đời

Bảo trì trọn đời

2 năm vệ sinh

2 năm vệ sinh

Miễn phí vận chuyển 50km

Miễn phí vận chuyển

Đổi trả 30 ngày

Đổi trả 30 ngày

Bộ ga chun LV69

Hãng: Hanvico
1.210.000đ

Kích thước (cm)

  • 160x200
  • 180x200
  • 200x220

Thêm vào giỏ Giao hàng miễn phí toàn quốc

Bạn cần tư vấn thêm?

Hãy liên hệ với đội ngũ chuyên viên của chúng tôi

Nhận tư vấn qua cuộc gọi (miễn phí)

Bạn cần tư vấn thêm về sản phẩm? Chúng tôi rất mong nhận được nó từ bạn.

Gọi ngay!

Nhận tư vấn qua tin nhắn trực tuyến

Bạn muốn tư vấn bằng hình thức tin nhắn, Hãy đặt bất kỳ câu hỏi nào cho chuyên viên của chúng tôi.

Nhắn tin ngay!

Nhận tư vấn tại cửa hàng

Đến cửa hàng Đệm Xinh Luxury ngủ thử, trải nghiệm và nhận tư vấn trực tiếp tốt nhất.

Địa chỉ cửa hàng!

THÔNG SỐ SẢN PHẨM

Gửi Nhận xét/ Đánh giá

Bạn vui lòng Đăng nhập để dễ dàng gửi đánh giá.

Hỏi đáp Bộ ga chun LV69

*
 

Sau một thời gian sử dụng bề mặt đệm có thể bám bụi hoặc xuất hiện nhiều nấm mốc ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Chăn ga, gối, đệm dính mồ hôi, ẩm ướt, bụi bẩn là môi trường thuận lợi cho nấm mốc sinh sôi và phát triển. 

Do đó việc sử dụng và bảo quản chăn ga, gối, đệm đúng cách đóng vai trò quan trọng giúp chúng duy trì được chất lượng mới như những ngày đầu sử dụng. Cùng Đệm Xinh Luxury tìm hiểu hướng dẫn sử dụng và bảo quản chăn ga, gối, đệm đúng cách tại nhà. 

1. Hướng dẫn sử dụng, vệ sinh và bảo quản đệm

1.1. Hướng dẫn sử dụng 

1.1.1. Cho đệm “thở” khi lấy ra sử dụng 

Khi mới mua đệm về thường sẽ được bọc và bảo quản trong lớp túi bóng nilon kín nên khi lấy đệm sử dụng bạn phải tháo bỏ các lớp vỏ bọc bên ngoài và đặt đệm ở không gian thoáng mát

Do đó nên cho đệm có thời gian được “thở” như vậy đệm mới loại bỏ được các khí nén bên trong và xua tan được những mùi đệm mới trước khi sử dụng. 

1.1.2. Đặt đệm trên bề mặt bằng phẳng, vững chắc 

Nếu bạn đặt đệm ở bề mặt lồi lõm, không bằng phẳng lâu ngày sẽ khiến cho đệm bị biến dạng so với hình dáng ban đầu. Đây là nguyên nhân khiến cho đệm mất đi tính thẩm mỹ và ảnh hưởng đến khả năng nâng đỡ, ảnh hưởng đến xương khớp và cột sống của người dùng. Vậy nên đặt đặt đệm trên một bề mặt bằng phẳng, vững chắc giúp tăng cường độ bền của đệm. 

1.1.3. Bọc ga trước khi sử dụng 

Phụ kiện bạn có thể lựa chọn cả bộ chăn ga gối hoặc ga chun, ga phủ,... giúp cho căn phòng ngủ của bạn trở nên ấm cúng, bắt mắt hơn.

Ngoài ra việc sử dụng chăn ga giúp bạn tiết kiệm thời gian vệ sinh đệm định kỳ. Chăn ga làm phụ kiện trang trí vừa là vật dụng giúp đệm luôn khô thoáng, sạch sẽ, hạn chế được tình trạng bụi bẩn, thâm sâu vào trong lõi đệm ảnh hưởng đến tuổi thọ và chức năng của đệm.

1.1.4. Tránh nước, thú nuôi và các vật sắc nhọn lên đệm

Các vật sắc nhọn có thể làm rách đệm, làm hỏng kết cấu của đệm ảnh hưởng đến chức năng và độ đàn hồi của đệm.

Nuôi thú cưng thì bạn nên tắm cho chúng thường xuyên, hút bụi giường mỗi khi thay ga định kỳ hàng tuần, hạn chế lông rụng ra giường khi nằm ngủ ta có thể hít phải.

1.1.5. Sử dụng tấm bảo vệ đệm hoặc ga chống thấm

Tấm bảo vệ đệm có tác dụng chống nước, hạn chế được các hiện tượng ẩm mốc và bốc mùi hôi khó chịu. Đặc biệt tấm lót bảo vệ đệm rất cần thiết nếu trong phòng ngủ của nhà gần nhà tắm hoặc những nhà ở khu vực có khí hậu nóng ẩm.

Bên cạnh đó tấm bảo vệ đệm còn có tác dụng ngăn ngừa các tác nhân làm bẩn như: thức ăn, nước tiểu trẻ em, lông thú cưng,... từ đó giúp cho bề mặt đệm luôn đảm bảo vệ sinh sau thời gian sử dụng mà không lo đến chất liệu của đệm bị biến đổi. Khi sử dụng tấm bảo vệ đệm bạn tiết kiệm được thời gian thực hiện vệ sinh bởi chỉ cần vệ sinh tấm bảo vệ rất đơn giản và nhanh chóng.

1.1.6. Vệ sinh định kỳ 3 tháng 1 lần 

Với mục đích giữ tính thẩm mỹ, tuổi thọ sử dụng của đệm, thời gian vệ sinh đệm được các chuyên gia khuyến cáo thời gian tối thiểu khoảng 3-4 tháng 1 lần. Hướng dẫn các bước vệ sinh đệm đơn giản tại nhà theo các bước dưới đây: 

  • Bảo quản nệm ở nơi thoáng mát khi không dùng đến
  • Sử dụng máy hút bụi chuyên dụng chăn ga gối đệm để loại bỏ bụi bẩn mỗi khi bạn thay ga giường.
  • Làm sạch các vết bẩn cứng đầu trên đệm bằng dung dịch chuyên dụng
  • Làm khô đệm theo cách hướng dẫn của nhà sản xuất
  • Sử dụng tấm bảo vệ đệm và ga chống thấm

Quy trình vệ sinh đệm định kỳ không chỉ giúp đệm giảm thiểu bụi bẩn, ngăn ngừa nấm mốc và cải thiện chất lượng không khí trong không gian phòng ngủ mà còn phòng chống các bệnh liên quan đến da liễu hoặc hệ hô hấp cho người sử dụng. 

1.1.7. Xoay đệm định kỳ 3 tháng 1 lần 

Với thói quen nằm ngủ ở một vị trí nhất định trên đệm nên thói quen này lâu dần có thể khiến bề mặt đệm bị lồi lõm, bề mặt đệm không đồng đều ảnh hưởng khả năng nâng đỡ khi ngủ. Đặc biệt cấu trúc của nệm bị biến đổi do bị nén liên tục trong thời gian dài gây ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ và sức khỏe của người dùng đặc biệt là xương khớp và cột sống. 

Chính vì vậy khi sử dụng khoảng 3 tháng bạn nên xoay đệm 1 lần giúp các vị trí nằm thường xuyên có thời gian phục hồi và trở lại trạng thái bình thường

Vậy nên cách bảo quản đệm hiệu quả là xoay, lật trở đệm định kỳ 3 tháng/lần để đảm bảo chất lượng của đệm luôn ở tình trạng tốt nhất và kéo dài tuổi thọ của đệm. 

1.1.8. Đệm được bảo hành khi nào?

Đệm có lỗi sản xuất: Đường may, đường nối bị tách rời, thiếu chỉn chu; cuộn lò xo bị đứt, bị uốn cong hoặc bật ra khỏi đệm; bề mặt đệm cong vênh, không mịn, chủ yếu là ở đệm foam và đệm bông ép…

Chảy xệ: Chính sách bảo hành đệm của các hãng thường không bao gồm hiện tượng chảy xệ do hao mòn trong vài năm. Tuy nhiên nếu hao mòn xảy ra quá sớm thì đó ắt hẳn là lỗi sản phẩm.

1.2. Vệ sinh đệm 

Đối với các sản phẩm đệm cao cấp có tích hợp nhiều tính năng kháng khuẩn như Nanobionic - Purotex, lớp khoáng giúp trẻ da, lọc không khí,...

Khi chúng ta sử dụng hóa chất cố gắng làm sạch thì có khả năng làm suy giảm tính kháng khuẩn, tính năng chăm sóc sức khỏe khác của sản phẩm.

Nhà sản xuất khuyến nghị, khi vỏ sản phẩm bị bẩn quá, bạn có thể sử dụng dịch vụ thay vỏ bọc, lớp topper. Nhằm giúp giữ được các tiện ích tốt của sản phẩm mà vẫn đảm bảo thẩm mỹ.

1.2.1. Vệ sinh đệm cao su 

Cao su dễ bị thay đổi đặc tính bởi các tác động từ môi trường tự nhiên như nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh và các hóa chất công nghiệp. Do đó khi vệ sinh đệm cần tuân thủ một số quy tắc sau: 

  • Bước 1: Đối với đệm cao su sử dụng trên 6 tháng có nhiều bụi bẩn bám trên bề mặt đệm nên vệ sinh bằng máy hút bụi. Sau đó tháo vải bọc để cho vào máy giặt. 

Khi hút bụi nên di chuyển khắp các bề mặt, chú ý đến các góc kẹt bởi đây sẽ là nơi trú ngụ của nhiều bụi bẩn.

  • Bước 2: Sử dụng khăn thấm nước, vắt ráo sau đó lau chùi cho đến khi sạch các vết bẩn. Không nên sử dụng hóa chất tẩy rửa  bởi nó sẽ làm giảm độ bền của đệm và giảm độ đàn hồi của cao su. 

 1.2.2. Vệ sinh đệm bông ép 

Đệm bông ép không nên giặt với nước xà phòng bởi đệm bông ép có cấu trúc là các sợi polyester ép chặt thành một khối. Khi tiếp xúc với nước sẽ khiến các polyester mất khả năng gắn kết khiến đệm bị mềm lún. 

Do đó khi hút ẩm không kỹ sẽ tạo điều kiện cho ẩm mốc, ký sinh trùng phát triển, nấm mốc sinh sôi trong đệm. 

  • Bước 1: Tháo áo bọc đệm, sau đó sử dụng máy hút bụi để vệ sinh ruột đệm sạch sẽ. Ruột đệm bông ép có trọng lượng nhẹ và hình dáng cứng cáp nên có thể đặt đệm nghiêng dùng khăn ướt phủ lên bề mặt đệm rồi dùng gậy hoặc tay để bụi bay ra ngoài. 
  • Bước 2: Sử dụng các chất tẩy rửa thông dụng hoặc oxy đề vệ sinh vết bẩn cứng đầu.
  • Bước 3: Dùng baking soda hoặc phấn rôm lên bề mặt đệm, đợi 30 phút sau đó dùng khăn hoặc máy hút bụi làm sạch đệm. 
  • Bước 4: Mang ruột đệm đi phơi ở những nơi thoáng gió để đảm bảo đệm không bị ẩm mốc và hạn chế phơi dưới ánh nắng mặt trời. 

1.2.3. Vệ sinh đệm lò xo 

Đệm lò xo có nhược điểm cồng kềnh và nặng nên vệ sinh đệm cần đảm bảo một số quy tắc sau:

  • Bước 1: Dùng máy hút bụi để làm sạch sâu lõi đệm 
  • Bước 2: Dùng khăn sạch để thấm rửa chất lỏng, sử dụng bàn chải lông cọ để chà nhẹ mặt đệm. Sử dụng máy hút bụi để làm sạch một lần nữa. Bạn có thể lặp lại các bước này thêm 1,2 lần cho đến khi cảm thấy nệm sạch sẽ theo đúng yêu cầu. Sau đó, phơi nệm nơi thoáng gió hoặc dùng mát quạt để hong khô mặt đệm.

1.2.4. Vệ sinh đệm foam 

Vệ sinh đệm foam tuân thủ theo 4 bước sau để đảm bảo đệm luôn sạch sẽ, thoáng mát: 

  • Bước 1: Tháo áo đệm và mang đi giặt sạch sẽ, lưu ý nên giặt riêng để tránh phai màu quần áo vào bỏ bọc đệm. Sau đó, phơi áo đệm và ga đệm nơi thoáng mát, tránh phơi dưới trời nắng cường độ cao..
  • Bước 2: Sử dụng máy hút bụi chuyên dụng cho chăn ga gối đệm để loại bỏ tóc, lông, bụi bẩn… Khi hút bụi bạn nên hút từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài sau đó di chuyển vòng tròn chậm rãi để hút được nhiều bụi nhất có thể. 
  • Chú ý các đường viền của đệm vì khu vực này tập trung nhiều bụi bẩn, da chết và các mảnh vụi khác. Bên cạnh đó bạn nên đổi đầu hút để dễ đi vào các khe, kẽ của đệm để đảm bảo hút sạch những vết bẩn bám sâu. 
  • Bước 3: Xử lý các vết bẩn trên đệm: đầu tiên bạn cần tìm hiểu nguyên nhân xuất hiện các vết bẩn rồi chuẩn bị dụng cụ làm sạch chuyên dụng để đánh bay vết bẩn cứng đầu. 
  • Bước 4: Đặt đệm ở những nơi thoáng khí, bạn có thể mở cửa sổ để hút gió càng nhiều càng tốt. Nếu cả hai mặt đệm đều ướt thì nên dựng một đầu tựa vào vật cứng để không khí di chuyển xung quanh. Bên cạnh đó bạn có thể dùng quạt thổi vào đệm, dùng máy hút ẩm hoặc máy sấy tóc để tăng cường lưu thông không khí. 

1.3. Bảo quản đệm ở nơi thông thoáng khi không sử dụng 

Để bảo quản đệm một cách tốt nhất bạn nên chọn căn phòng thoáng khí và thoáng mát. Đồng thời đảm bảo đệm của bạn không chạm trực tiếp vào sàn. 

Trước khi mang đệm đi bảo quản, bạn nên bọc đệm bên trong túi rồi sử dụng một tấm ván lót giữa mặt đệm và sàn nhà. Việc đặt đệm cao sẽ có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông không khí và ngăn chặn nấm mốc hình thành và phát triển. 

Các bước bảo quản đệm:

  • Hút bụi sạch sẽ bề mặt đệm
  • Cho đệm vào túi đựng nệm 
  • Sử dụng dây buộc cố định để đệm không bị bung ra
  • Có thể sử dụng máy hút không chân để hút hết không khí bên trong túi. Cách làm này giúp giảm tình trạng ẩm mốc ở mức tối đa. 

1.4. Những lưu ý khi sử dụng và bảo quản đệm 

  • Không được để gần các nguồn nhiệt mạnh như bếp gas, lò sưởi, bình nóng lạnh.. 
  • Không nên phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời: bởi nhiệt độ và tác động từ ánh nắng mặt trời sẽ làm hỏng cấu trúc và cấu tạo của đệm.
  • Không sử dụng hóa chất tẩy rửa có nồng độ cao khi vệ sinh: cần tìm hiểu kỹ cách vệ sinh và những lưu ý từ nhà sản xuất để tránh sử dụng chất tẩy hoặc xà phòng có nồng độ hóa chất cao
  • Hạn chế ăn uống trên bề mặt đệm.

2. Hướng dẫn sử dụng, vệ sinh và bảo quản chăn - ga - gối

2.1. Hướng dẫn sử dụng 

2.1.1. Lưu ý lần đầu giặt chăn ga gối giúp bền màu 

Bạn có thể ngâm chăn ga gối mới mua trong nước muối, giấm pha loãng hoặc phèn chua trong 5 phút. Bước này có tác dụng diệt khuẩn, khử mùi và hạn chế khả năng phai màu của vải. Bên cạnh đó điều này có tá dụng loại bỏ bụi bẩn trong quá trình trưng bày và sản xuất, giúp vải mềm mại hơn

Tiếp theo bạn có thể giặt chăn ga với nước lạnh và không giặt các sản phẩm này với nước ấm, nước nóng, bột giặt hoặc các chất làm mềm vải trong lần giặt đầu tiên. Sau đó nên phơi chăn ga ở những nơi thoáng khí để sản phẩm nhanh khô. 

2.1.2. Thời gian vệ sinh định kỳ

Chăn ga gối là môi trường lý tưởng của bụi bẩn, vi khuẩn và các tế bào chết. Vậy nên bạn cần chú ý vệ sinh chăn ga gối định kỳ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và ổn định màu sắc cho sản phẩm. Định kỳ 1 lần/tuần và phơi nắng để giữ cho chăn ga gối sạch sẽ trước khi sử dụng. 

Thời gian vệ sinh định kỳ chăn ga gối đệm :

Ga trải giường

Giặt và phơi nơi thoáng mát định kỳ 1-2 tuần/lần

Vỏ gối

Giặt và  phơi nơi thoáng mát định kỳ 1-2 tuần/lần

Ruột gối

Hút bụi và phơi nơi thoáng mát định kỳ 3 tháng/lần.(Lưu ý ruột gối cao su không được phơi nắng).

Ruột chăn 

Giặt và phơi nơi thoáng gió định kỳ 3 tháng/lần

Vỏ chăn 

Giặt khô và phơi nơi thoáng mát định kỳ 2 tuần/lần


2.2. Giặt chăn ga đúng cách 

2.2.1. Phân loại trước khi giặt 

Trước khi giặt bạn nên phân loại màu sắc và chất liệu của chăn ga gối:

  • Chăn ga sáng màu và tối màu nên giặt riêng để đảm bảo không bị phai màu lẫn nhau trong khi giặt 
  • Các chất liệu không nên giặt bằng máy như: tơ tằm, tre, lụa
  • Không nên sử dụng bột giặt hoặc dung dịch có chứa chất tẩy rửa mạnh để giặt chăn ga cotton. Khi giặt nên ngâm thêm giấm để duy trì độ sáng màu của vải
  • Chăn lông cừu và chăn nhung không nên ngâm trong nước giặt quá lâu
  • Các sản phẩm chăn ga gối có phụ kiện trang trí cần được tháo ra trước khi giặt

2.2.2. Giặt theo các bước

Lưu ý nên giặt chăn ga gối theo các thứ tự sau:

  • Xả nước vào máy, đổ bột giặt hoặc nước giặt trung tính hòa với nước (không quá 30 độ C)
  • Sau khi dung dịch bột giặt được hòa tan rồi cho chăn ga gối vào giặt, không nên ngâm quá lâu
  • Với các bước giặt chăn ga gối trên sẽ kéo dài tuổi thọ sản phẩm và giúp chăn ga bền màu theo thời gian
  • Chăn ga nên phơi ở những nơi thông thoáng và đảm bảo khô ráo hoàn toàn trước khi sử dụng. 
  • Chăn ga thường sản xuất từ chất liệu vải mỏng nên ủi chăn ga trong lúc còn hơi ẩm, bởi lúc này sợi vải sẽ không bị biến dạng khi gặp nhiệt độ cao. Để tránh ảnh hưởng đến họa tiết nên là ở mặt trái sản phẩm.
  • Lưu ý với chất liệu bông không được là.

2.2.3. Không giặt chung chất liệu 

Với các bộ chăn ga có chất liệu và màu sắc khác nhau không nên giặt chung.

Chất liệu vải tơ tằm, lựa, sợi tre bạn nên giặt bằng tay hoặc mang ta tiệm, những chất liệu còn lại bạn có thể xem hướng dẫn từ nhà sản xuất nếu không có lưu ý đặc biệt bạn có thể giặt bằng máy.

Để tăng cường độ sáng của vải thì khi giặt bạn có thể pha loãng giấm vào. 

2.2.4 Giặt chăn ga theo từng chất liệu 

Các chất liệu phổ biến sử dụng làm chăn ga gối: 100% cotton, polyester, cotton lụa, lụa satin, lụa tơ tằm, modal,...

  • Đối với chất liệu cotton và polyester có đặc tính mềm, hút ẩm tốt, ít nhăn,... nên việc giặt giũ cũng khá đơn giản. Đối với giặt lần đầu, bạn nêm vải trong nước ấm để vải mềm sau đó giặt nhẹ với xà phòng vừa đủ, sau đó xả sạch với nước rồi phơi khô. 
  • Chăn ga cotton lụa: đây là chất liệu vải cao cấp có độ mềm, mịn màng, mật độ sợi vải dày lên tới 300 sợi/inch nên giặt bằng tay để tránh làm hỏng chất lượng vải.
  • Chăn ga lụa satin: được dệt từ sợi tơ tằm cao cấp nên mang lại độ óng ả cho sản phẩm, ưu điểm mềm mại, thấm hút mồ hôi, mát mẻ nên ưu tiên giặt tay.
  • Chăn ga lụa tơ tằm: đặc tính mềm mại, êm ái, mát trong mùa hè, ấm áp trong mùa đông. Để giữ cho chăn ga lụa tơ tằm luôn bền, đẹp bạn nên tránh ngâm lâu trong nước, rũ vải bằng nước lã. Nên ưu tiên giặt tay, không được là chăn ga lụa vì lụa có đặc tính mềm mượt nên khi là sẽ làm mất đi nếp nhăn tự nhiên. Nếu là chăn ga lụa nên ưu tiên nhiệt độ thấp, chọn chế độ khô để đảm bảo giữ được độ bóng cho vải. 
  • Chăn ga modal: đây là loại vải dễ bảo quản và không yêu cầu quá phức tạp. Đối với lần giặt đầu tiên nên ưu tiên giặt nước lạnh để ổn định màu sắc. Đặc biệt, chất liệu chăn ga modal không được giặt khô hoặc là hơi, không nên ngâm trong nước lạnh quá lâu. Để làm khô chăn ga modal nên phơi ở thoáng khí hạn chế sử dụng máy sấy sẽ khiến sợi vải co lại, làm mát form dáng ban đầu.

2.3. Các lưu ý khác khi bảo quản chăn ga gối 

Một số lưu ý bảo quản chăn ga gối luôn bền màu và hạn chế một số sai lầm trong quá trình sử dụng: 

  • Cất chăn ga cẩn thận khi không có nhu cầu sử dụng để hạn chế bụi bẩn, vi khuẩn và nấm mốc
  • Nên cất chăn ga trong tủ gỗ và nên trang bị thêm một lớp vải lót trước khi cất chăn ga vào
  • Không để chăn ga tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời để tránh tình trạng mất màu, phai màu
  • Các vết bẩn từ rượu bạn có thể sử dụng muối để chà lên vết bẩn và ngâm trong nước lạnh, chà cho đến khi vết bẩn biến mất hoàn toàn. Sau đó nên xử lý vết bẩn khi còn mới để dễ dàng hơn trong quá trình tẩy rửa. 
  • Vết bẩn dầu mỡ thì có thể rắc muối lên và chờ cho đến khi thuốc nở dày, lau sạch là lặp lại nhiều lần cho đến khi vết bẩn biến mất. 
  • Vết bẩn từ nước hoa quả có thể xoa bằng muối hoặc xà bông khi vết bẩn còn ướt. Sau đó ngâm trong nước rồi rũ vải. 

Bảo quản chăn ga gối đệm là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Trên đây là hướng dẫn cách vệ sinh cũng khá đơn giản, hầu như bất cứ ai cũng có thể làm được tại nhà.

Hãy làm sạch chăn ga gối đệm thường xuyên để đảm bảo chất lượng và tăng tuổi thọ cho đệm, từ đó giúp cho sức khỏe của chính bạn và gia đình được cải thiện.