Các nghi lễ đám cưới truyền thống tại Việt Nam

  • 24/11/2021
  • 225 Lượt xem

Mục lục nội dung

Ngày xưa các cụ ta có câu: “tậu trâu, lấy vợ, làm nhà” là 3 việc lớn nhất trong đời mà mỗi người cần phải trải qua. Trong đó đám cưới là lễ nghi quan trọng nhất và có nhiều trình tự nhất thể hiện rõ nét bản sắc văn hóa riêng của người Việt. 

Đám cưới to hay nhỏ phụ thuộc vào nhu cầu tài chính của mỗi gia đình và tùy từng địa phương nhưng các nghi lễ đám cưới truyền thống đều trải qua các trình tự cơ bản không thể thiếu. Mời bạn đọc tham khảo những thông tin chi tiết được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Các nghi thức lễ cưới tại Việt Nam

Lễ dạm ngõ 

Lễ dạm ngõ hay còn gọi là lễ xem mặt, đây là nghi lễ đầu tiên cần thiết trong một đám cưới truyền thống. Đây là nghi lễ là buổi gặp gỡ giữa hai bên gia đình. Theo trình tự nhà trai sẽ đến xin nhà gái và trong buổi gặp mặt này sẽ đặt vấn đề cho đôi bạn trẻ được tiếp tục quá trình tìm hiểu nhau công khai và dễ dàng hơn trước khi đến làm lễ hôn nhân. 

Trong buổi lễ này không cần quá rườm rà về lễ vật và vai trò hẹn trước của người mai mối. Trong buổi nói chuyện hai nhà sẽ bàn bạc về chuyện xem ngày cưới và chọn ngày cũng như các thủ tíc khác cho lễ quan trong sắp tới: lễ ăn hỏi và lễ cưới. 

Đây là nghi lễ đơn giản nhất nhưng là nghi lễ quan trọng và được nhiều gia đình tiếp tục lưu giữ truyền thống và là cơ hội để hai bên gia đình gặp mặt trực tiếp và nói chuyện thân thiết với nhau. Lễ vật trong ngày dạm ngõ đơn giản gồm: trầu cau, bánh kẹo, chè thuốc… 

Lễ dạm ngõ

Lễ ăn hỏi

Đây là nghi lễ quan trọng không thể thiếu của một đám cưới truyền thống tại Việt Nam. Trong nghi lễ này, nhà trai sẽ đem các tráp đựng sính lễ đến hỏi cưới nhà gái với mong muốn hỏi người con gái về làm con, làm vợ, làm dâu trong gia đình.

Đây là một thủ tục khá cầu kỳ trong việc chuẩn bị mâm tráp, và mỗi mâm tráp sẽ để một loại lễ vật khác nhau. Số lượng mâm tráp sẽ tùy thuộc vào tài chính cũng như mong muốn của gia đình nhà trai. 

Theo nghi lễ các cặp phù dâu, phù rể sẽ đứng từng đôi một mang mâm tráp đến đặt tại nhà gái. Tráp ăn hỏi sẽ có số lẻ và số đồ lễ sẽ là số chẵn. Đồ lễ ăn hỏi cơ bản bao gồm: mứt sen, bánh su sê, bánh cốm, rượu, trầu cau,... Mỗi một vật lễ có một ý nghĩa riêng biểu trưng cho sự tôn trọng và quý mến của nhà trai đói với nhà gái, con dâu tương lai. 

Lễ ăn hỏi

Đối với trầu cau trong lễ ăn hỏi sẽ được mang lên thắp hương bàn thờ tổ tiên, sau đó chú rể vào đón cô dâu ra ngoài cùng nhau ra mắt hai bên họ hàng, rót nước, mời trầu các vị quan khách trong buổi lễ. Thời gian ăn hỏi và lễ cưới thường cách nhau khoảng 3 ngày, 1 tuần, hoặc lâu hơn tùy thuộc vào việc chọn ngày đẹp của hai bên gia đình.

Xem thêm: Những nghi lễ trong đám hỏi của người Việt

Lễ xin dâu 

Trong đám cưới truyền thống thì lễ xin dâu đã có từ rất lâu nhưng đến thời nay thì một số gia đình đã bỏ qua nghi lên này để đơn giản các bước trong ngày cưới hỏi.

Với nghi thức này trong một đám cưới truyền thống vào trước giờ đón dâu mẹ chú rể sẽ cùng người thân trong nhà đến nhà gái cùng cơi trầu, chai rượu để báo trước giờ đoàn đón dâu sẽ đến, đồng thời để nhà gái yên tâm chuẩn bị đón tiếp nhà trai.

Lễ xin dâu

Lễ đón dâu

Tiếp theo là nghi thức đón dâu, trong ngày đón dâu chú rể sẽ mang hoa cưới hoặc lễ vật đến đón cô dâu về nhà chồng. Ở phong tục truyền thống thì với nghi lễ này hai bên gia đình sẽ trao quà tặng cho nhau như của hồi môn cho cô dâu - biểu tượng cho lời chúc phúc của đôi vợ chồng hạnh phúc bền chặt đến đầu bạc răng long. 

Sau các nghi thức truyền thống tại hai bên gia đình thì đôi vợ chồng mới sẽ dành thời gian để tổ chức tiệc cưới để thông báo tin kết hôn đến với bạn bè và người thân xung quanh để đến chung vui với gia đình mới. Vào ngày đẹp, giờ đẹp đã được chọn kỹ lưỡng chú rể cùng bố và đại diện nhà trai tới nhà gái mang hoa cưới và xe hoa đón cô dâu về nhà chồng. 

Lễ đón dâu

Về trang phục thì chú rể có thể mặc Âu phục hoặc trang phục truyền thống, cô dâu mặc váy cưới trắng hoặc trang phục truyền thống. Vào ngày đó các quan khách cũng mặc trang phục thật đẹp để tham dự lễ cưới và đến chúc phúc cho hai bên gia đình. 

Lễ lại mặt 

Đây là nghi lễ sau cùng của một đám cưới. Đây là khoảng thời gian đôi vợ chồng son về lại mặt nhà gái thông thương là sau ngày cưới. Đồ lễ mang theo nhà trai sẽ chuẩn bị gà trống, gạo nếp hoặc đơn giản là bánh kẹo, rượu thuốc mang đến nhà ngoại. Ngày này thì cô dâu và chú rể sẽ ở lại ăn cơm ở nhà ngoại. 

Lễ lại mặt sau đám cưới

Trên đây là 5 nghi thức cơ bản trong một đám cưới truyền thống tại Việt Nam. Các nghi lễ được tổ chức trang trọng tuân thủ phong tục để công nhận chính thức cho đôi vợ chồng nên duyên với nhau. Cho dù cuộc sống hiện đại đã thay đổi nhiều điều nhưng những giá trị của phong tục tập quán xưa cũ vẫn luôn được gìn giữ và phát huy từ nhiều đời con cháu đến nay.
 

Đánh giá của bạn:

Bình luận