Cảm nhận văn hóa Nhật Bản qua phong tục đón Tết

  • 10/12/2021
  • 326 Lượt xem

Mục lục nội dung

Đón ánh bình minh đầu tiên của năm mới, kiêng sử dụng lửa trong ba ngày đầu… là nét đặc trưng trong văn hóa đón Tết của người Nhật bao đời nay. Nhật Bản là quốc gia không đón Tết nguyên đán và chuyển qua lịch dương, nhưng người dân nơi đây còn lưu giữ nhiều phong tục thú vị.

Cùng Đệm Xinh Luxury đi khám phá nét đẹp trong văn hóa Nhật bản qua cách chào mừng năm mới, từ đó hiểu hơn về con người và tính cách của xứ sở hoa anh đào.

Phong tục đón Tết của Nhật Bản

Nguồn gốc của ngày Tết

Ngày Tết của Nhật mang những nét đặc trưng văn hóa Nhật Bản và cho đến ngày nay vẫn còn lưu giữ nhiều phong tục tập quán đặc sắc: món ăn, các hoạt động ngày Tết. Từ xa xưa người Nhật cho rằng vào mùng 1 đầu năm, vị thần năm mới xuống và đến từng gia đình ở trần gian mang đến niềm may mắn và hạnh phúc.

Thần năm mới là Thần Tổ tiên, thần của Đồng ruộng, Thần của núi.. có sự liên quan sâu sắc đến cuộc sống của con người với mong muốn mang đến niềm vui con đàn cháu đống, một năm làm ăn phát đạt và thịnh vượng…

Để chào đón vị thần này, người Nhật đã thực hiện và nghĩa ra các hoạt động có nhiều văn hóa ý nghĩa. Các phong tục tập quán này thể hiện sự hiếu khách và chân thành thường gọi là Omotenashi.

Tết Nhật Bản diễn ra vào ngày nào?

Trước thế kỷ 19, văn hóa Nhật Bản sử dụng bộ lịch âm Thiên bảo giống với Trung Quốc và đón tết Nguyên Đán giống Việt Nam. Nhưng đến năm Minh Trị thứ 5 đã có sự thay đổi chuyển từ lịch âm sang lịch dương.

Vào năm 1872, Nhật Hoàng ký sắc lệnh nói rõ việc sử dụng lịch trong suốt 1200 năm là vô căn cứ vì thế cần phải thay thế và áp dụng lịch theo phương Tây. Về sau đó lịch của người Nhật được thay thế trong vòng 1 tháng. Vậy nên kể từ năm 1872 trở đi Tết ở Nhật Bản diễn ra vào ngày 1/1 hàng năm.

Người Nhật ăn Tết theo lịch dương từ ngày 29/12 đến hết 3/1. Và các Công ty ở Nhật lấy ngày 28/12 là ngày làm việc cuối cùng trong năm và tổng vệ sinh hoặc tổ chức tiệc tất niên. Ngoài ra, người Nhật sẽ tận dụng thời gian nghỉ Tết để về quê thăm gia đình dịp cuối năm. 

Trong tháng 12 có nhiều bữa tiệc được tổ chức thường gọi là tiệc tất niên. Khoảng thời gian này mọi người cùng nhau ăn uống vui vẻ để tiễn năm cũ qua đi, chào đón năm mới. Vậy nên, nhiều nhà hàng cuối năm chật kín chỗ ngồi. 

Phong tục đón Tết của người Nhật 

Ngày tổng vệ sinh nhà cửa - Osouji

Đây là nét đặc trưng văn hóa khá giống nhau giữa Việt nam và Nhật Bản. Người Nhật có phong tục dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để đón Tết.

Theo họ quan niệm vị thần Toshigami rất linh thiêng trong đạo Shinto sẽ đến thăm nhà vào năm mới. Ông thần này mang theo sự may mắn và lời cầu chúc bảo hộ sức khỏe cho người dân. Vậy nên nhà cửa phải luôn sạch sẽ và treo shimenawa trước cửa để đón thần vào nhà.

Trang trí nhà cửa đón Tết

Trang hoàng nhà cửa

Đây là việc làm không thể thiếu khi đón Tết. Ở Nhật người ta kiêng dọn nhà vào ngày 29/12 vì thời điểm này có phát âm tương tự với ý nghĩa “2 lần nỗi đau”. Do đó mà họ sẽ chọn ngày 28 hoặc 30 để lau dọn sạch sẽ nhà cửa. 

Không chỉ treo Shimenawa trước cửa nhà để xua đuổi tà ma, những năng lượng xấu mà người Nhật còn đặt các Kadomatsu ở cửa nhà hoặc công ty. Vật này được trang trí giống như một lẵng hoa với 3 cây trúc và một vài nhành thông.

Hai loại cây này khi được kết hợp với nhau mang đến sự bất diệt, kiên cường và khỏe mạnh. Ngoài ra nó còn mang ý nghĩa cầu chúc cho năm mới ăn khang và thịnh vượng.

Đếm ngược trước thềm năm mới 

Tại Nhật hoạt động của sự kiện đếm ngược đón mừng năm mới thường được tổ chức ở các công viên chủ đề, hay các buổi trình diễn trực tiếp của nghệ sĩ sẽ thu hút được nhiều sự quan tâm của mọi người.

Sự kiện đếm ngược tại Nhật có thể kể đến như công viên Disneyland ở Tokyo hay tại công viên Universal ở Osaka cực kỳ được yêu thích. Một điều đặc biệt là vào ngày đầu năm mới 1/1, tại các thành phố lớn xe điện sẽ hoạt động suốt 24 giờ.

Nghe tiếng chuông đêm Giao thừa

Vào đêm giao thừa của Nhật tổ chức lễ rung chuông truyền thống - Joya no kane được tổ chức khắp đất nước. Hồi chuông vang lên 108 lần để chào đón năm cũ và mừng năm mới đến.

Ở một số ngôi đền còn khuyến khích mọi người tham gia đánh chuông. Nhưng để được rung chuông bạn phải xếp hàng và chờ rất lâu. 

Đi viếng đền thờ hoặc chùa

Chuyến thăm đền thờ đầu tiên của năm mới còn gọi là Hatsumode, đây là một trong những hoạt động chào đón Tết ở Nhật Bản truyền thống rất nổi tiếng. Ở các đền thờ lớn như Meiji Jingu sẽ mở cửa suốt đệm từ giao thừa để mọi người cầu nguyện trong những giờ đầu tiên của năm mới. 

Các đền thờ nổi tiếng ở Kyoto hay Tokyo sẽ luôn trong tình trạng đông nghịt người với hàng dài xếp nối đuôi nhau. Mọi người đến đền thờ để cầu nguyện những điều may mắn trong năm mới.

Với nét đặc trưng của văn hóa Nhật Bản khi đi chùa, đền thờ vào khoảng thời gian này bạn sẽ đón nhận được những điều tốt lành trong năm mới. 

Vào dịp đó, mọi người còn nô nức rút các quẻ xăm Omikuji với tiên đoán những sự kiện đặc biệt xuất hiện trong năm mới. Tùy thuộc vào từng đền chùa khác nhau thì mỗi quẻ có giá từ 500 - 1000 yên. Đây là hoạt động vui nhộn ở Nhật Bản xứng đáng để các bạn trải nghiệm.

Đi đền hoặc chùa ngày Tết

Đi ngắm ánh mặt trời đầu tiên trong năm

Đây là một trong những cách chào đón năm mới phổ biến ở Nhật được gọi là Hatsuhinode - chờ ánh nắng mặt trời đầu tiên của năm. Đây là phong tục truyền thống của Nhật, đây cũng là dịp để mọi người trong gia đình bạn bè có thể cùng nhau đi ra ngoài để đón ánh bình minh. 

Theo người Nhật quan niệm thần năm mới Toshigami sẽ xuất hiện cùng mặt trời. Vậy nên để tận hưởng khoảnh khắc đẹp đó, người Nhật sẽ đi đến nơi có địa hình cao để đón bình minh sớm hơn.

Ở thủ đô Tokyo mọi người thường chọn địa điểm ngắm bình minh là tháp Tokyo Sky Tree hoặc văn phòng chính phủ.

Xem thêm: Trang trí phòng ngủ lộng lẫy đón tết với bộ chăn ga gối đệm mới

Gửi thiệp chúc mừng Tết Nengajo

Vào khoảng thời gian tháng 12, mọi người hầu đã chuẩn bị kỹ lưỡng các loại thiệp chúc Tết để dành tặng cho người thân, đồng nghiệp và bạn bè. Những chiếc thiệp Nengajo rất độc đáo khi in ảnh gia đình, những con vật đại diện của năm… 

Tuy nhiên trong thời đại công nghệ hiện đại, mỗi người có cơ hội giao tiếp thuận tiện qua email, mạng xã hội nhưng nét đặc sắc này trong nền văn hóa Nhật Bản luôn được ghi dấu ấn mạnh mẽ.

Thiệp chúc Tết Nengajo

Lì xì đầu năm 

Tiền lì xì năm mới gọi là Otoshidama là tiền mà người lớn dành cho trẻ em. Trẻ nhỏ luôn háo hức với Otoshidama mình sẽ nhận, vậy nên những gia đình đông con cháu sẽ phải chi một khoản lì xì đáng kể.

Tiền lì xì thường được đựng trong Pochibukuro - phong bao lì xì rất dễ thương với có nhiều hoa văn và hình nhân vật hoạt hình - chắc chắn sẽ làm đám trẻ con thích thú.

Giấc mơ đầu tiên trong năm

Hatsuyume được gọi là giấc mơ đầu tiên trong năm. Thông qua nội dung của giấc mơ mà họ có thể suy đoán được vận hạn của người đó trong năm mới.

Vậy nên để có những giấc mơ tốt đẹp người Nhật sẽ đặt dưới gối bức tranh con thuyền kho báu hay lợn vòi.

Vào đầu năm mới người Nhật ăn gì?

Mâm cỗ ngày Tết - Osechi Ryori

Ở Việt Nam Tết sẽ có món ăn truyền thống là bánh chưng, bánh dày thì ở Nhật Bản có Osechi Ryori là món không thể thiếu. Osechi có mặt hơn 1000 năm trước và bắt đầu từ những món ăn đơn giản.

Đến ngày nay, số lượng món ăn tăng lên và chứng minh được cuộc sống dư dả và viên mãn trong năm mới. Món ăn này được chuẩn bị kỳ công và đặt vào hộp Jubako truyền thống. Vậy nên chỉ cần nhìn những chiếc hộp xinh xắn này giúp bạn cảm nhận được không khí Tết đang về.

Mâm cỗ ngày Tết - Osechi Ryori

Mì trường thọ Toshikoshi Soba

Nền văn hóa nước Nhật trong những ngày cuối cùng của năm cũ họ sẽ cùng nhau thưởng thức mì trường thọ. Sợi mì soba dài, dai nhưng dễ ăn. Ăn mì trường thọ thể hiện cho những việc xui xẻo của năm cũ qua đi và chào đón năm mới ngập tràn. 

Vào ngày cuối cùng trong năm 31/12 hàng năm các cửa hàng mì trường thọ đông đúc khách hàng đến và thưởng thứ. Ăn mì còn mang ý nghĩa chúc cho năm mới sức khỏe trường thọ.

Mỳ trường thọ Toshikoshi Soba

Bánh dày Mochi

Mochi là món bánh quen thuộc của người dân Nhật Bản và khách du lịch Quốc tế. Loại bánh này có ý nghĩa quan trọng trong các dịp lễ như loại bánh vẹn tròn để dâng lên Thần linh. Trong quan niệm văn hóa của người Nhật, các đấng thần linh không thích ăn những món có hình thù nhọn, sắc và thích những chiếc bánh tròn, mềm.

Người Nhật Bản còn dành riêng một ngày để thưởng thức bánh Mochi có tên gọi là Kagamibiraki. Ăn bánh trước khi dâng lên thần linh là điều bất kính nên mọi người sẽ thưởng thức sau khi bánh cúng bái. Các gia đình cắt bánh dày và mang đi nướng để ăn chung với súp Ozoni, ăn cùng với đường hoặc chè đậu đỏ… 

Phong tục tập quán đón Tết ở Nhật Bản mang nét đẹp văn hóa truyền thống, đáng ngưỡng mộ. Từ đó có thể thấy rõ được tính cách tỉ mỉ, cẩn thận, chỉn chu của người Nhật từ những hoạt động lau dọn nhà sạch sẽ, đi viếng đền chùa cho đến việc thưởng thức mâm cơm ngày tết. 

Bánh Mochi ngày tết ở Nhật Bản

Tính cách đáng ngưỡng mộ của người Nhật

Chỉ với vài nét văn hóa đặc trưng của người Nhật ta có thể thấy được tính cách của người Nhật thật đáng ngưỡng mộ. Từ việc tỉ mỉ trong từng món ăn, sạch sẽ trong lựa chọn nguyên liệu và coi trọng sức khỏe ngay từ trong giấc ngủ.

Vậy nên người Nhật luôn thuộc Top người có tuổi thọ cao nhất thế giới. Tựu chung lại những điểm đặc sắc trong tính cách và thái độ đã giúp người Nhật có được những thành công vang dội từ hàng trăm thập kỷ qua.

Để nói về cách chăm sóc sức khỏe của người Nhật có thể liên hệ ngay đến việc sử dụng đệm hàng ngày của họ. Với thói quen trước đây người Nhật nằm đệm Futon truyền thống nhưng ngày nay họ đã thay đổi chuyển dần sang dùng đệm foam có ưu điểm vượt trội: trọng lượng nhẹ, thoáng khí, độ bền cao, nguyên liệu an toàn đối với sức khỏe, phân tán áp lực đồng đều…

Xem thêm: Gợi ý cách trang trí phòng ngủ cực phong cách đón Tết

Yếu tố người Nhật quan tâm đầu tiên là đặc tính cứng mềm của đệm. Các loại đệm cứng thường gây ra tình trạng cong vẹo cột sống, ảnh hưởng đến sự phát triển của cột sống. Nếu nằm đệm mềm quá sẽ bị cong võng cột sống. Do đó đệm có độ cứng vừa phải sẽ phù hợp với mọi thành viên trong gia đình và nâng đỡ cơ thể khi ngủ.

Yếu tố thứ 2 là sự thoải mái khi nằm ngủ. Khi mua đệm họ nằm thử trải nghiệm mỗi loại đệm 15 phút với các tư thế khác nhau để chọn ra loại đệm phù hợp nhất với cơ thể khi nằm.

Thêm vào đó là người Nhật luôn quan tâm đến yếu tố như: chất liệu sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ và không chứa hóa chất độc hại.

Đệm Nhật Bản Oyasumi

Ngược lại với thói quen người Việt luôn chọn chăn ga gối đệm giá rẻ và làm từ bông tái sinh học không rõ nguồn gốc xuất xứ. Vỏ bọc dùng vải nhuộm màu có chất hóa học độc hại và tiếp xúc trong thời gian dài gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người. 

Tổng hợp các sản phẩm đệm Nhật bán chạy nhất tại hệ thống Đệm Xinh Luxury, quý khách có thể tham khảo tại đây: https://demxinh.vn/oyasumi/.

Tại hệ thống Đệm Xinh Luxury có đầy đủ các loại đệm đa dạng kích thước và mẫu mã, cam kết 100% chính hãng, chất liệu an toàn và được phân phối trên hệ thống 15 cửa hàng toàn Hà Nội. Sử dụng loại đệm chất lượng và công nghệ Nhật Bản như Oyasumi là cách tốt nhất bạn chăm lo và đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình. 

Người Nhật luôn rất chỉn chu và cẩn thận và các sản phẩm đệm cũng không ngoại lệ. Sắp sang năm mới việc đầu tư mua một chiếc đệm tốt là cách giúp bạn chăm sóc sức khỏe cho người thân và gia đình đồng thời chào đón một năm mới tràn đầy sức khỏe.

Đánh giá của bạn:

Bình luận