Vải voan lụa: Nguồn gốc, đặc điểm, quy trình sản xuất và phân loại 

  • 22/06/2022
  • 991 Lượt xem

Vải voan lụa sở hữu sức hút quyến rũ lạ thường đối với những tín đồ thời trang yêu thích phong cách dịu dàng, nữ tính. Loại vải này dù được dệt ở dạng đơn sắc hay có in hình họa tiết đều mang đến vẻ đẹp quý phái và sang trọng. Hơn nữa loại vải này cũng sở hữu nhiều đặc tính ưu việt như: khả năng chống nhăn, khả năng xuyên thấu ánh sáng nên càng ngày càng được ưa chuộng nhiều hơn. Bài viết sau đây là một số thông tin liên quan đến vải voan lụa là gì? Cùng khám phá nhé.

Xem thêm: Chăn ga tencel cao cấp, chính hãng, uy tín chất lượng 

Mục lục nội dung

Vải voan lụa là gì?

Vải voan lụa được tạo ra từ sợi nhân tạo có nguồn gốc từ lụa. Có lẽ chính bởi vì điều này nên mà loại vải này mang lại cảm giác nhẹ nhàng, mềm mại và sang trọng.

Trước đây, vải voan lụa có giá thành khá cao nên chỉ được dùng trong giới thượng lưu. Ngày nay, công nghệ dệt may phát triển nên quy trình sản xuất loại vải này đã được cải tiến.

Từ đó, giá thành đã trở nên mềm và dễ dàng phù hợp với đại đa số người dùng. 

Vải voan lụa là loại vải được tạo ra từ sợi nhân tạo có nguồn gốc từ lụa

Vải voan lụa là loại vải được tạo ra từ sợi nhân tạo có nguồn gốc từ lụa

Tham khảo:  Nệm lò xo Dunlopillo, Đệm Dunlopillo Chính Hãng giảm 25% - 40%

Nguồn gốc của vải voan lụa

Pháp chính là quê hương của vải voan lụa. Ban đầu tên gọi gốc của vải voan lụa là “Veil” (tiếng Anh: Silk Voile Fabric).

Vải voan lụa được dệt hoàn toàn từ 100% nguồn gốc là các sợi tơ lụa nên giá thành của loại vải này không hề nhỏ. Những năm đầu của thế kỉ XX, vải voan lụa được sản xuất và được sử dụng rộng rãi tại Mỹ.

Khi này, người ta đã bắt đầu nghiên cứu ra những loại sợi mới để thay thế cho lụa. Mục đích để vải voan lụa dễ dàng tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng hơn.

Đến năm 1938, các chuyên gia đầu ngành đã nghiên cứu thành công phương pháp dệt vải voan lụa từ sợi nylon để thay thế cho sợi hữu cơ được sử dụng trước đó.

Khi được dệt từ sợi nylon thì đặc tính mềm mại đặc trưng của voan lụa vẫn được giữ nguyên. Tuy nhiên, do vướng vào nhiều lùm xùm tranh cãi nên loại vải voan lụa có nguồn gốc từ sợi nylon không được chấp nhận.

Năm 1958, các chuyên gia tiếp tục cho ra đời phương pháp dệt lụa từ sợi polyester để thay thế cho sợi lụa.

Do thành phần của chất liệu này không hoàn toàn là vải voan lụa được dệt từ sợi hữu cơ nên loại vải voan lụa này sẽ có giá thành khá thấp.

Ngày nay, cả sợi tơ lụa và sợi polyester đểu đang được sử dụng song song để làm nguyên liệu tạo nên những tấm vải voan lụa với nhiều mức giá khác nhau.

Từ đó, mọi nhu cầu của người dùng đều được đáp ứng một cách nhanh chóng nhất.

Do được dệt từ nhiều thành phần khác thay thế nên hiện nay voan lụa đã được sử dụng phổ biến và rộng rãi hơn trong cuộc sống.

Tham khảo thêm:  giá đệm hanvico tại Đệm Xinh Luxury

Đặc điểm của vải voan lụa

Xét về đặc tính vật lý, vải voan lụa có những đặc trưng sau:

  • Khả năng xuyên thấu ánh sáng: Voan lụa sở hữu bề mặt dạng lưới nên ánh sáng có thể dễ dàng xuyên thấu qua bề mặt vải. Chính vì đặc tính này nên vải khi để dưới ánh nắng sẽ trông đẹp, mềm mại, nhẹ nhàng và bay bổng hơn.
  • Độ rủ tự nhiên cao: Vải voan lụa có độ rủ một cách tự nhiên nên những bộ quần áo thời trang được may từ vải voan lụa trông rất mềm mại và tự nhiên.
  • Vải voan lụa không bị nhăn: Nhờ đặc tính không nhăn mà quần áo được làm được làm từ vải voan lụa khắc phục được tình trạng nhàu nhĩ, tiết kiệm đáng kể thời gian là ủi quần áo mỗi khi mặc.
  • Mềm và mỏng: Voan lụa có độ mềm tự nhiên và mỏng vừa nên khi dùng để may trang phục nữ sẽ trông rất thướt tha và nữ tính.
  • Độ thông thoáng, thoáng mát cao: Vải voan lụa có nguồn gốc chính từ thành phần hữu cơ nên vô cùng thông thoáng và có bề mặt mát lạnh. Bởi vậy nên vải voan lụa được ứng dụng phổ biến để sản xuất những chiếc đầm maxi cho mùa hè.

Xét về đặc tính hóa học:

  • Voan lụa rất dễ cháy.
  • Vô cùng nhạy cảm với axit hoặc kiềm.

Do vậy khi giặt voan lụa nên lưu ý chọn những loại xà phòng có chất tẩy nhẹ để đảm bảo không làm biến dạng vải.

Voan lụa có đặc tính thông thoáng và có bề mặt mát lạnh

Voan lụa có đặc tính thông thoáng và có bề mặt mát lạnh

Xem thêm:  Chăn Ga Gối Đệm Cao Cấp Chính Hãng Mới 2022

Ưu nhược điểm của vải voan lụa

Vải voan lụa có những ưu, nhược điểm sau:

Ưu điểm của vải voan lụa

Voan lụa sở hữu những ưu điểm nổi bật sau:

  • Vải không dễ bị nhăn: Vải voan lụa có thể tự làm phẳng một cách tự nhiên nên không hề dễ bị nhăn. Điều này giúp sản phẩm dễ bảo quản cũng như không cần tốn thời gian là ủi trước khi mặc.
  • Vải mát và mềm mịn: Chất liệu vải voan ở mức cân đối, không quá dày và cũng không quá mỏng nên giúp người mặc cảm thấy vô cùng thoải mái và mát mẻ. Ngoài ra, vải còn có bề mặt mềm mịn và thông thoáng, sờ vào cảm giác rất mịn màng.
  • Đa dạng nhiều màu sắc khác nhau: Vải voan lụa có bảng mùa vô cùng đa dạng nên ứng dụng cao trong ngành công nghiệp may mặc.
  • Có thể thiết kế được thành nhiều kiểu dáng khác nhau: Vải voan lụa có thể thiết kế được thành nhiều kiểu dáng khác nhau như: váy ngắn, váy dài, áo sơ mi,... Chất vải không bị bó buộc trong 1 kiểu dáng nhất định nên rất được yêu thích.

Xem thêm: Bộ chăn ga gối lụa satin cao cấp, chính hãng

Nhược điểm của vải voan lụa

Khi sử dụng voan lụa chúng ta cũng nên chú ý bởi những nhược điểm sau: 

  • Vải dễ bắt lửa: Hầu hết mọi loại vải voan lụa đều có tính bắt lửa nên khi sử dụng quần áo chất liệu này bạn nên tránh những nơi có nguồn nhiệt cao.
  • Dễ rách khi tiếp xúc với vật nhọn, sắc bén: Vải voan lụa với đặc tính mềm mỏng nên rất dễ rách khi kéo quá cănghoặc khi vô tình tiếp xúc với những vật sắc nhọn.
  • Độ co giãn ít hay thậm chí là không co giãn: Do không có tính co giãn nên trang phục làm từ vải voan lụa thường rộng để không gây khó chịu cho người mặc.
  • Bề mặt vải dễ bám bụi: Tuy có bề mặt vải nhẵn song nếu như không biết cách bảo quản đúng cách thì vải sẽ rất dễ bám bụi.

Quy trình sản xuất vải voan lụa

Quy trình sản xuất voan lụa cũng tương tự như cách dệt các loại vải khác. Điểm khác biệt là ở quy trình chọn nguyên liệu và cũng có một số bước đặc trưng để tạo đặc tính mềm mượt riêng biệt của vải voan lụa.

Bước 1: Chọn nguyên liệu đầu vào. Nguyên liệu để sản xuất vải voan lụa có thể là lụa, polyester, nylon, cotton,...

Tùy theo mục đích mà nhà sản xuất có thể pha trộn các loại sợi khác nhau. Thông thường, vải voan lụa thường được sản xuất từ sợi tơ lụa pha với polyester.

Bước 2: Sơ chế sợi nguyên liệu đầu vào để tạo ra sự đồng nhất giữa trọng lượng, độ mềm và độ mỏng của vải. Như vậy thì vải thành phẩm mới có độ bền cao và đẹp nhất.

Bước 3: Để dệt vải voan lụa những người thợ sẽ sắp xếp các sợ theo chiều ngang và dọc để tạo nên bề mặt dạng lưới.

Trong suốt quá trình diễn ra dệt, máy dệt sẽ giúp các sợi xoắn nhẹ vào nhau để tạo thành tấm vải hoàn chỉnh có độ mềm mịn nhất định. 

Bước 4: Sau khi kết thúc quá trình dệt thì vải sẽ được đặt trên một bề mặt trơn, phẳng và ở giữa 2 tấm giấy cứng để cố định. Sau đó, người thợ sẽ cắt phần vải đã dệt thành từng tấm.

Phân loại các loại vải voan lụa

Cách phân loại voan lụa sẽ dựa trên đặc tính nổi bật của vải. Một số loại voan lụa được ưa chuộng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay gồm: voan lụa Hàn Quốc, voan lụa hoa nhí, voan tằm, voan lụa trơn và voan cát lụa.

Vải voan lụa Hàn Quốc

Đây là loại voan lụa được sản xuất theo công nghệ Hàn Quốc nên bên cạnh đặc tính, mềm, suôn mượt, chúng còn có thêm đặc tính co giãn tốt.

Chính vì vậy mà loại vải này trở thành phiên bản voan lựa được sử dụng nhiều nhất trong ngành may thời trang.

Thông thường, loại voan lụa Hàn Quốc sẽ không có độ co giãn tốt song chất liệu vải của nó sẽ bền và dày hơn so với những loại vải voan lụa khác.

Vải voan lụa hoa nhí

Vải voan lụa hoa nhí là cách gọi những tấm vải có in những họa tiết mini trên vải. Vải voan lụa hoa nhí có đặc tính mềm và mỏng, độ rủ tự nhiên cao cùng bề mặt vải sinh động và tươi tắn nên thường được ưu tiên dùng làm nguyên liệu để may áo dài. 

Voan lụa hoa nhí là tấm vải có in những họa tiếtVoan lụa hoa nhí là tấm vải có in những họa tiết 

Vải voan tằm

Vải voan tằm là loại voan được sản xuất từ các sợi tổng hợp và sợi tơ tằm. Đặc tính của loại vải này đó là: mềm mượt, mát mẻ, có độ co giãn nhẹ nên mang lai cảm giác vô cùng thoải mái cho người mặc.

Vải voan lụa trơn

Vải voan lụa trơn có độ mềm và độ bay bổng cao nên mang lại vẻ đẹp rất sang trọng, thanh lịch cho người dùng. Ngoài ra loại vải này còn có màu sắc bắt mắt, tươi sáng nên toát lên vẻ đẹp vô cùng bay bổng.

Chính bởi những ưu điểm vượt trội đang sở hữu nên hiện nay loại này không chỉ được ưa chuộng trong ngành may thời trang mà còn được dùng làm phông nền chụp ảnh. 

Vải voan cát lụa

Vải voan cát lụa có độ dày cao hơn so với các loại voan lụa thông thường. Màu sắc và họa tiết trên vải voan cát lụa cũng rất đa dạng, phù hợp để may nhiều loại quần áo thời trang khác nhau.

Đây cũng là một trong những dòng vải voan được sử dụng nhiều trên thị trường hiện nay. 

Ứng dụng của vải voan lụa trong đời sống

Vải voan lụa được sử dụng để tạo ra những sản phẩm quen thuộc trong đời sống hàng ngày và trong ngành may thời trang.

Các sản phẩm được tạo ra từ vải voan lụa rất được các chị em theo phong cách mềm mại, nữ tính ưa chuộng. 

Trong may mặc

Vải voan lụa được ứng dụng sử dụng nhiều và phổ biến nhất là trong ngành may thời trang. Chúng được sử dụng để may từ các loại quần áo từ trang phục mặc nhà đến các loại trang phục đầm dạ hội cao cấp, váy cưới,...

Đối với thời trang mặc nhà: Sản phẩm sẽ ưu tiên sử dụng voan lụa trơn, voan lụa Hàn Quốc, voan lụa cát.

Đối với thời trang công sở: Ưu tiên sử dụng voan lụa cát (áo sơ mi), voan lụa Hàn Quốc (đầm, váy công sở), voan lụa hoa nhí (áo dài).

Đối với đầm dạ hội hoặc váy cưới: Ưu tiên sử dụng voan tằm, voan lụa trơn, voan lụa Hàn Quốc.

Trong đời sống

Trong đời sống hàng ngày, chúng ta sẽ dễ dàng gặp các sản phẩm được làm từ vải voan lụa như: 

Hoa lụa: Đây được xem là loại hoa có giá thành cao nhất trong dòng hoa lụa nhưng vẫn rất được ưa chuộng. Bởi những bông hoa được làm từ voan lụa có độ mềm mại và tự nhiên trông như hoa thật. 

Rèm cửa: Nếu như quan sát trên thị trường chúng ta dễ dàng thấy những chiếc rèm cửa được làm từ voan lụa trơn đến voan lụa có họa tiết bắt mắt. Rèm cửa voan lụa không chỉ giúp cản trở ánh nắng mà còn khiến ngôi nhà trở nên sang trọng và tinh tế hơn. 

Bên cạnh đó, vải voan lụa còn được sử dụng làm tấm lót trải giường để tăng độ mát mẻ dễ chịu trong những ngày hè oi bức.

Hiện nay, drap giường được may từ voan lụa chưa phổ biến, tuy vậy các chị em yêu thích sự mềm mại của voan lụa vẫn thường đặt may theo nhu cầu riêng.

Vải voan lụa giá bao nhiêu

So với những loại vải như: cotton, polyester thì vải voan lụa sẽ có giá thành cao hơn. Thông thường vải voan lụa cao cấp có giá giao động từ 400.000 - 500.000 đồng/ m.

Vải voan cát lụa và vải voan hoa nhí thì mức giá sẽ có phẩn rẻ hơn, giao động từ 200.000 - 300.000 đồng/ m. Tùy vào nhu cầu cũng như mục đích sử dụng của bạn là gì mà bạn có thể lựa chọn loại sản phẩm sao cho phù hợp nhất.

Cách bảo quản đúng cách

Để bảo quản vải voan lụa đúng cách thì bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không nên sử dụng bột giặt có chất tẩy rửa mạnh để làm sạch sản phẩm làm từ vải voan lụa. Vải voan lụa nên được giặt bằng sữa tắm hoặc dầu gội để vải không bị cứng và hạn chế được phai màu.
  • Vải voan lụa khi trẻo trong tủ đồ nên sử dụng móc gỗ thay vì móc kim loại tránh rách vải.
  • Hạn chế phơi quần áo làm từ vải voan ở những nơi có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp
  • Sản phẩm làm từ vải voan nên giặt bằng tay để có tuổi thọ cao và độ bền lâu hơn.

Câu hỏi thường gặp về vải voan lụa

Sau đây là một số câu hỏi thắc mắc phổ biến về vải voan lụa:

Vải voan lụa có mỏng không?

Như đã chia sẻ, vải voan lụa trong quá trình dệt các sợi sẽ sắp xếp theo chiều ngang dọc để tạo thành dạng lưới và không khít với nhau.

Vì vậy nên vải voan lụa có độ mềm mỏng. Hiện nay, khi may trang phục được làm từ vải voan lụa sẽ thường phải may thêm một lớp lót bên trong để không bị hở.

Đối vải vải voan lụa màu thì dù vải mỏng cũng rất ít khi bị xuyên thấu nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng.

Voan lụa thường có độ mềm mỏng cao
Voan lụa thường có độ mềm mỏng cao

Vải voan lụa có mát không?

Vải voan lụa có độ dày vừa phải, mềm mỏng, dệt theo dạng lưới thông thoáng nên rất mát. Vì vậy, vải voan lụa rất thích hợp để mặc vào mùa hè.

Lựa chọn mặc quần áo, váy vóc từ vải voan lụa bạn sẽ không hề cảm thấy nóng bức hay khó chịu.

Vải voan lụa mua ở đâu ?

Để có thể mua được những tấm vải voan lụa đẹp và tốt nhất thì bạn nên đến những cửa hàng phân phối vải uy tín trên thị trường.

Ngoài ra, bạn cũng có thể mua vải voan lụa ở một số chợ như: Chợ Ninh Hiệp, chợ Hà Đông, chợ vải Thái Tuấn, chợ Hôm,...

Trên đây, Đệm Xinh Luxury chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn những thông tin cơ bản về voan lụa. Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn có nhiều thông tin hữu ích về loại vải này. Nếu như muốn tìm hiểu thêm về các loại vải khác đang phổ biến trên thị trường hãy theo dõi thêm trên website https://demxinh.vn/ nhé.

Đánh giá của bạn:

Bình luận