Tổng hợp những thông tin quy trình, đặc tính của vải lụa tơ tằm
- 23/06/2022
- 722 Lượt xem
Vải lụa tơ tằm được dệt từ những sợi tơ thu về từ những con nhộng ăn tằm (ấu trùng bướm). Quy trình sản xuất ra lụa tơ tằm rất kỳ công và vất vả nên mức giá bán ra thị trường luôn được xếp vào nhóm những loại vải đắt nhất thế giới. Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, lụa tơ tằm ngày càng đa dạng về chủng loại, màu sắc và họa tiết in ấn trên tấm vải cũng bắt mắt hơn. Mời bạn cùng Đệm Xinh tìm hiểu chi tiết hơn về loại vải này trong nội dung bên dưới nhé.
Xem thêm: Đệm lò xo dunlopillo spine o master cao cấp, chất lượng tại Đệm Xinh Luxury
Mục lục nội dung
Vải lụa tơ tằm là gì?
Vải lụa tơ tằm được dệt từ nguồn nguyên liệu chính là sợi tơ của con tằm. Con tằm (sâu bướm) là một loại động vật ăn lá dâu, người ta nuôi với mục đích chính là để nhả tơ sau đó thu hoạch.
Sợi tơ tằm là sợi protein trích từ huyết tằm nên có tính bền dẻo cao nhất trong số các loại sợi tự nhiên.
Lụa tơ tằm là loại vải nổi bật với bề mặt mịn, bóng, mỏng. Thành phần chính sản xuất vải lụa tơ tằm là sợi từ tơ tằm tự nhiên.
Đây là loại sợi tơ cực mảnh, có cấu trúc dạng lăng kính tam giác nên loại vải này có khả năng phản chiếu ánh sáng từ nhiều góc nên có đặc điểm đặc trưng nhất là óng ánh.
Vải lụa tơ tằm có quy trình sản xuất vô cùng tốn thời gian, nó yêu cầu những người thợ phải có độ tỉ mỉ và kỹ thuật cao.
Do vậy, lụa tơ tằm từ xưa cho đến nay luôn được coi là thượng phẩm. Một tấm vải lụa tơ tằm thường có giá thành rất cao.
Xem thêm: Chăn ga tencel cao cấp, chính hãng
Vải lụa tơ tằm được dệt từ sợi tơ của con tằm
Lịch sử của lụa tơ tằm
Tương truyền lụa tơ tằm có nguồn gốc từ Trung Quốc, bắt đầu từ những năm 3000 TCN. Người đã phát hiện ra sợi tơ tằm lần đầu tiên là hoàng hậu của Hoàng Đế Công Tôn Hiên Viên - Luy Tổ.
Trong một lần thưởng trà trong vườn dâu bà đã phát hiện ra kén tằm và mang về cho cung nữ lấy sợi tơ và dệt thành vải.
Tại Việt Nam, nghề nuôi tằm dệt lụa được bắt đầu từ thời Vua Hùng thứ VI tại Ba Vì. Sau nhiều năm thăng trầm thì ngành dệt lụa vẫn được giữ nguyên nét đẹp truyền thống.
Tại thời điểm hiện tại, ngành dệt lụa tơ tằm đã được mở rộng ra với rất nhiều làng nghề dệt lụa ở Hà Đông, Vạn Phúc, Mỹ Á,...
Từ khi mới được phát hiện cho đến khi được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, loại vải này luôn được xem là thượng phẩm trong ngành dệt.
Bên cạnh Việt Nam và Trung Quốc, trên thế giới cũng có rất nhiều quốc gia tham gia sản xuất lụa tơ tằm như: Ấn Độ, Thái Lan, Brazil, Nhật Bản,...
Đặc tính của vải lụa tơ tằm
Trong sợi tơ tằm có chứa đến 75% Protein Fibroin - một loại Protein không hòa tan được sản xuất bởi ấu trùng tằm cùng các chi bướm khác như: Antheraea, Cricula, Samia và Gonometa và nhiều loài côn trùng khác. Bởi vậy nên lụa tơ tằm tự nhiên sẽ có những đặc tính sau:
Tính vật lý
Xét về đặc tính vật lý, vải được làm từ sợi tơ tằm sẽ có bề mặt cực mịn. Khi ánh sáng chiếu vào các góc khác nhau trên tấm vải lụa tơ tằm sẽ dẫn đến hiện tượng phản quang tạo ra nhiều màu khác nhau.
Ngoài ra, lụa tơ tằm còn có tính đẳng nhiệt. Nếu bạn sờ vải tơ tằm vào mùa hè thì càng sờ lâu càng cảm giác mát tay.
Còn nếu là sờ vải vào mùa đông, thì càng sờ càng có cảm giác ấm dần lên. Chính vì lẽ đó mà lụa tơ tằm luôn rất được ưa chuộng từ xưa cho đến nay.
Tính hóa học
Xét về đặc tính hóa học, vải lụa tơ tằm có độ liên kết sợi kém, nhất là khi tiếp xúc với nước. Do vậy, các chuyên gia về vải khuyến khích chúng ta nên giặt váy áo thời trang làm từ lụa tơ tằm bằng phương pháp giặt khô.
Bên cạnh đó, vải lụa tơ tằm còn rất dễ bị phá hủy liên kết và bị bay màu dưới ánh nắng mặt trời. Đây cũng là loại vải dễ bị ố vàng khi tiếp xúc với mồ hôi.
Do vậy, người dùng cần nên cẩn trọng khi chọn những bộ váy áo màu trắng được may từ lụa tơ tằm.
Xem thêm: Bộ chăn ga gối cotton đẹp, uy tín
Tính cơ học
Xét về đặc tính cơ học, vải lụa tơ tằm có những đặc điểm sau:
- Độ co giãn thấp.
- Thân thiện với mọi loại da
- Mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho người mặc ở mọi thời tiết dù là trời nóng hay lạnh.
Các đặc tính cơ bản của lụa tơ tằm
Quy trình sản xuất vải lụa tơ tằm cao cấp
Để tạo ra một tấm vải lụa tơ tằm chuẩn cần rất nhiều thời gian, sự chăm chút tỉ mỉ từ giai đoạn chăn tằm cho đến quá trình dệt, nhuộm để tạo thành tấm vải hoàn chỉnh và đẹp nhất.
Quy trình sản xuất vải tỉ mì chính là lý giải vì sao lụa tơ tằm chỉ được dùng trong giới thượng lưu.
Giai đoạn 1: Chăn nuôi tằm
Đây là công đoạn được xem là vất vả nhất trong quá trình sản xuất vải lụa tơ tằm. Sau khi có tằm giống, chúng ta cần nuôi thêm 6 tuần để tằm có thể nhả kén tạo tơ.
Trong suốt 6 tuần này, người chăn tằm phải đảm bảo luôn có đủ thức ăn đạt chuẩn cho tằm ăn. Chúng thường ăn suốt cả ngày đêm, nếu người chăn để tằm đói thì năng suất nhả kén sẽ thấp.
Cũng như nhiều loại sâu bướm khác, tằm giai đoạn nhả tơ tạo kén sẽ tìm cho mình một nơi khô ráo. Sau đó đến thời gian tạo kén chúng sẽ bỏ ăn và ngóc đầu lên.
Lúc này, người chăn tằm sẽ gắn tằm vào một chiếc né riêng. Vào khoảng thời gian này, trong suốt 48h chúng sẽ liên tục nhả sợi protein quanh mình và cuộn tròn trong đó khoảng 7 ngày.
Trong khoảng thời gian này, tằm có thể nhả được lượng tơ lên đến 1 kilomet. Sau khi đã nhả tơ xong thì chúng sẽ hóa thành nhộng.
Xem thêm: Ga chun chần cao cấp, chất lượng tại Đệm Xinh Luxury
Giai đoạn 2: Ươm tơ
Khi tằm đã nhả kén xong, chúng sẽ tự bao bọc mình trong cuộc kén. Để ươm tơ, người ta thả tằm vào nước sôi để làm mềm sợi tơ, hòa tan chất gel kết nối kén.
Quá trình này yêu cầu sự tỉ mỉ rất cao để sợi tơ không bị đứt. Tiếp theo, người thợ ươm tơ sẽ phải cẩn thận tách từng sợi tơ để chuẩn bị cho công đoàn tiếp theo.
Giai đoạn 3: Quay tơ
Quay tơ là phương pháp kéo sợi tơ lên suốt, mục đích để chúng có thể sẵn sàng đáp ứng yêu cầu cho công đoạn tiếp theo.
Hiện nay phương pháp quay tơ sẽ được thực hiện theo nhiều cách khác nhau như: quay tay, quay con la, quay vòng.
Giai đoạn 4: Dệt lụa
Cách dệt lụa sẽ phụ thuộc vào yêu cầu đặc tính của vải lụa như: độ dày mỏng, độ mềm, độ phản quang,... Các kiểu dệt lụa cơ bản gồm: kiểu dệt satin, kiểu dệt hở và kiểu dệt trơn.
Quá trình dệt sẽ được hỗ trợ bởi những trang thiết bị hiện đại để tạo nên tấm vải thành phẩm có chất lượng cao nhất.
Giai đoạn 5: Tách keo để tạo thành phẩm vải lụa tơ tằm hoàn chỉnh
Sau khi có tấm vải lụa tơ tằm thành phẩm, nhà sản xuất sẽ tiến hành ngâm trong nước nóng để loại bỏ lớp keo bám lên bề mặt sợi. Lúc này nhà sản xuất đã có thể bán thành phẩm ra thị trường.
Giai đoạn 6: Nhuộm
Để gia tăng thẩm mỹ cho tấm vải lụa, nhà sản xuất sẽ thêm bước nhuộm màu. Những màu được ưu tiên dùng nhuộm vải lụa là màu tự nhiên để đảm bảo độ lành tính.
Hiện nay để gia tăng thêm giá trị cho những tấm vải lụa tơ tằm cao cấp, nhà sản xuất sẽ tiến hành in họa tiết phức tạp trên vải. Lúc này giá thành phẩm vải lụa tơ tằm sẽ ở phân khúc giá cao hơn.
Xem thêm: Cửa hàng chăn đệm
Phân loại lụa tơ tằm Việt Nam
Cách phân loại vải lụa tơ tằm sẽ căn cứ vào thành phần dệt ra sản phẩm hoặc phương pháp dệt.
Cách phân loại lụa tơ tằm dưới đây sẽ giúp các chị em phân biệt được các loại vải lụa phổ biến tại Việt Nam. Từ đây, giúp các chị em chọn đúng loại lụa tơ tằm yêu thích.
Lụa tơ tằm Satin
Satin tơ tằm là loại vải mang lại nhiều hứng thú cho các nhà thiết kế thời trang cao cấp. Satin tơ tằm có độ bóng mịn cao và rất lấp lánh khi có ánh nắng chiếu trên bề mặt vải.
Đặc tính nổi bật nhất của vải satin tơ tằm là mỏng, nhẹ, độ rủ tuyệt vời, thoáng và thấm hút mồ hôi cực tốt.
Các nhà máy gọi loại lụa tơ tằm này là "Cô nàng đỏng đảnh" vì chúng rất khó mấy, dễ bị tưa sợi và khó giữ nếp.
Tuy vậy một khi satin tơ tằm được may thành những sản phẩm thời trang hoàn chỉnh thì có thể đốn tim bất kỳ tín đồ thời trang nào.
Một số ứng dụng phổ biến của vải satin tơ tằm phải kể đến đó là: Đầm dạ hội, váy cưới theo phong cách Châu u, Hàn Quốc, khăn choàng, jumpsuit,...
Satin tơ tằm là loại vải cao cấp
Lụa tơ tằm Muslin
Loại vải lụa tơ tằm Muslin được các chuyên gia thiết kế thời trang đánh giá cao với khả năng in vẽ hoa văn mà không cần đến quá nhiều sự hỗ trợ của công nghệ cao.
Chính vì thế vải lụa Muslin dễ dàng chinh phục người tiêu dùng không chỉ bởi những đặc trưng nổi bật của lụa tơ tằm như: mềm, mịn mà còn bởi những hoạ tiết sinh động bắt mắt.
Lụa tơ tằm Crepe
Điểm đặc trưng của vải lụa Crepe là bề mặt vải có kết cấu gợn sóng độc đáo. Nhờ vậy mà những hoa văn hoa lá in trên loại vải này sẽ có độ uốn lượn sống động, màu sắc nổi bật.
Vải crepe có độ mỏng, mềm, ít nhăn và bền. Khi được chọn may trang phục cao cấp, vải crepe được đánh giá là mang lại cảm giác thoải mái hơn so với vải satin và vải muslin.
Ưu – nhược điểm của vải lụa tơ tằm
Lụa tơ tằm có những ưu nhược điểm chính sau:
Ưu điểm của lụa tơ tằm
- Tính thẩm mỹ cao: Bề ngoài kiêu sa, đẳng cấp. Khi khoác lên mình bộ váy hoặc những phụ kiện được làm từ lụa tơ tằm vị trí của bạn luôn được đánh giá cao:
- Độ bền cao: Vải được làm từ sợi tơ tằm thiên nhiên có độ bền cao nhất trong các loại vải được dệt từ sợi tơ tự nhiên.
- Bề mặt mềm mịn, sang trọng: Vải có bề mặt mịn và có độ rủ cao nên tạo điểm nhấn nữ tính, trang nhã cho các loại trang phục nữ.
- Khả năng hấp thụ nhiệt kém: Vải có khả năng hấp thụ nhiệt kém nên khi dùng làm thời trang mặc hè thì sẽ rất mát còn thời trang mùa đông thì vô cùng ấm.
- Dễ vệ sinh trong quá trình sử dụng: Vải ít giữ bụi và ít hấp mùi nên dễ làm sạch bụi nhanh. Trang phục may bằng lụa tơ tằm sẽ thơm lâu hơn trang phục được may từ các loại vải khác.
- Khả năng thấm hút mồ hôi tốt: Vải lụa tơ tằm có khả năng thấm hút mồ hôi cực tốt, tạo cảm giác dễ chịu cho người dùng.
Nhược điểm của lụa tơ tằm
Ngoài nhược điểm về giá cao chỉ phù hợp với tầng lớp thượng lưu thì vải lụa tơ tằm còn có một số nhược điểm sau:
- Dễ bị nhăn khi xếp chồng nhiều lớp, nếu như bị nhăn thì thường sẽ khó ủi phẳng.
- Vải để lâu ở môi trường bên ngoài có thể thu hút côn trùng do sợi vải chính là sợi tơ động vật tự nhiên.
- Trong điều kiện thời tiết lạnh (kể cả trong môi trường sử dụng máy điều hòa) vải cũng dễ bị hút vào người.
- Sợi tơ dệt vải khá mảnh nên dễ bị rách khi tiếp xúc với vật nhọn, sắc.
- Vải lụa tơ tằm được xem là loại vải khá đỏng đảnh, cần chăm sóc kỹ trong mọi quá trình từ bảo quản, giặt, phơi, ui phẳng.
- Các loại vải lụa nhuộm màu dễ bị phai do sợi tơ tằm giữ màu kém.
Ứng dụng vải lụa tơ tằm trong cuộc sống
Vải lụa tơ tằm được ứng dụng đa dạng và rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của loại vải này.
Trong may mặc
Lụa tơ tằm được ứng dụng trong ngành may thời trang cao cấp dành cho phái nữ. Chúng được sử dụng để may áo sơ mi, váy công sở, váy dạ hội, váy cưới và cả đồ ngủ.
Loại vải này tuy có giá rất đắt nhưng bù lại nó mang đến cho người dùng cảm giác mát mẻ, thông thoáng dễ chịu khi mặc nên luôn thu hút sự quan tâm của đông đảo mọi người.
Trong chăn ga gối đệm
Ở một góc nhìn khác, vải lụa tơ tằm được xem là “gu” của giới thượng lưu. Và việc lụa tơ tằm được sử dụng để may chăn ga gối đệm là điều tất yếu.
Những tấm tơ lụa mềm mượt, mịn màng, mát mẻ khi được ứng dụng để may chăn ga gối sẽ dễ dỗ chúng ta vào giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Sản phẩm làm từ vải lụa tơ tằm có thể dễ dàng mang đến cho chúng ta giấc ngủ chất lượng hơn mỗi ngày.
Trong trang trí nội thất
Nếu bạn muốn tạo điểm nhấn nhẹ nhàng cho không gian nội thất phòng khách, nội thất phòng ngủ hãy ưu tiên sử dụng những tấm rèm cửa từ lụa satin, những chiếc gối tựa lưng sofa bọc vải lụa mềm bóng.
Những gam màu trung tính từ đồ dùng được làm bằng lụa tơ tằm sẽ dễ dàng hài hòa với mọi không gian, chúng sẽ tô điểm cho không gian thêm phần sang trọng.
Trong hội họa
Bên cạnh những ứng dụng phổ biến trong cuộc sống trên, vải lụa tơ tằm còn được ứng dụng nhiều trong hội họa.
Vải chuyên được dùng làm nguyên liệu tranh thêu và những bức tranh làm từ vải lụa tơ tằm đã và đang nổi tiếng thế giới với những đường kim mũi chỉ tinh xảo.
Sự óng ả lấp lánh của tơ tằm trên nền vải mịn màng đã tạo nên những bức tranh thêu sống động. Tạo nên một đẳng cấp mới trong lĩnh vực tranh thêu nghệ thuật.
Cách phân biệt lụa tơ tằm thật, giả
Để đảm bảo luôn mua đúng được vải lụa tơ tằm thật, bạn nên chọn những cửa hàng chuyên kinh doanh vải lụa tơ tằm hoặc vải cao cấp.
Khi đến đúng cửa hàng uy tín, bạn sẽ giảm thiểu được rất nhiều áp lực khi mua sắm. Nếu bạn muốn tự mình kiểm chứng lụa tơ tằm là thật hay giả, bạn hãy tham khảo các cách phân biệt dưới đây.
Cách 1: Quan sát độ phản chiếu của vải lụa tơ tằm dưới ánh sáng
Khả năng phản chiếu ánh sáng ở nhiều góc độ và tạo nên nhiều tia phản quang đa dạng màu sắc là đặc trưng của vải lụa tơ tằm cao cấp.
Nếu bạn đặt tấm vải dưới ánh nắng mặt trời mà không cảm nhận được tia phản quang và độ bóng không đều thì bạn nên xem xét lại uy tín của cửa hàng bởi rất có thể đây không phải một tấm vải lụa tơ tằm thật.
Cách 2: Kiểm định vải lụa tơ tằm thật bằng cách đốt
Vải lụa tơ tằm nguyên chất khi đốt sẽ có mùi khét như tóc. Đối với các loại vải lụa được pha thêm sợi tổng hợp khi đốt sẽ tạo thành mùi giống như mùi nhựa.
Cách 3: Dùng tay vò mạnh để kiểm tra độ đàn hồi của vải
Vải tơ tằm sẽ không nhăn nhàu khi vò mạnh tay. Do vậy, để kiểm định tấm vải trên tay bạn là thật hay giả bạn chỉ cần vò mạnh và thả tay ra để kiểm tra độ đàn hồi.
Nếu tấm vải nhanh chóng trở về trạng thái bóng mịn như ban đầu thì đây chính là một tấm vải lụa tơ tằm cao cấp.
Cách phân biệt lụa tơ tằm nên đến những địa chỉ uy tín
Cách giặt và bảo quản vải lụa tơ tằm đúng cách
Như bạn đã biết, một trong những nhược điểm của lụa tơ tằm là khó giặt và khó bảo quản. Nhưng thực chất việc này chỉ khó khi bạn chưa biết cách mà thôi. Một số cách giặt và bảo quản vải lụa tơ tằm đúng cách như sau:
- Chỉ giặt tay, nếu có giặt máy thì chỉ nên giặt ở chế độ nhẹ. Khi giặt tay chúng ta cũng nên bóp nhẹ nhàng không nên vò để tránh nhăn và tránh rách.
- Do cấu trúc sợi vải ít hấp thụ màu nhuộm lại dễ phai màu nên bạn chỉ nên dùng loại bột giặt có chất tẩy nhẹ, pha loãng.
- Khi phơi, nên phơi sản phẩm làm từ vải lụa trong điều kiện thoáng gió, tránh ánh nắng mặt trời rọi trực tiếp lên bề mặt vải.
- Khi bảo quản quần áo thời trang được may từ sợi tơ tằm bạn nên treo trong tủ đựng và bạn nên bọc thêm túi vải, túi nilon ở bên ngoài nhằm hạn chế bám bụi tối đa.
- Khi ủi váy áo từ lụa tơ tằm, bạn nên ủi ở nhiệt độ thấp. Đồng thời, bạn nên xịt nước trên bề mặt vải để giữ vải không bị co dúm, biến dạng.
Một số câu hỏi thường gặp
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về vải lụa tơ tằm
Giá bán lụa tơ tằm bao nhiêu tiền?
Tùy thuộc vào mỗi loại vải mà mức giá bán lụa tơ tằm sẽ có mức giá khác nhau.
Vải lụa tơ tằm truyền thống (loại vải mỏng) giá giao động từ 200.000 - 400.000 đồng/ mét.
Vải lụa tơ tằm truyền thống (loại vải dày) giá giao động từ 400.000 - 600.000 đồng/mét.
Vải lụa tơ tằm sau khi in có giá từ 350.000 - 800.000 đồng/mét.
Vải lụa tơ tằm in hoa văn và họa tiết có giá thậm chí lên đến 1.000.000 đồng/mét.
Lụa tơ tằm có nhăn không?
Lụa tơ tằm được dệt từ nguồn nguyên liệu chính là sợi tơ tằm thiên nhiên nên rất dễ bị nhăn khi giặt. Thậm chí nhiều người còn phàn nàn và cảm thấy vô cùng khó chịu chuyện vải sau khi là vẫn còn bị nhăn.
Nguyên nhân là bởi vì do vải lụa tơ tằm khá nhạy cảm với ánh sáng và nhiệt độ. Quá trình hoạt động vải cọ xát vào da thường dễ gây nhăn.
Mặc dù dễ bị nhăn song hiện nay đã có rất nhiều cách để khắc phục tình trạng này như: Giặt khô, sử dụng bàn là chuyên dụng để là, hạn chế vận động mạnh khi mặc đồ từ vải lụa tơ tằm,...
Mua lụa tơ tằm ở địa chỉ nào uy tín nhất
Hiện nay lụa tơ tằm được bán ở rất nhiều các địa chỉ khác nhau. Trong số những địa chỉ bán hàng uy tín, chất lượng vẫn còn rất nhiều cửa hàng bán hàng giả, hàng kém chất lượng nên bạn cần phải hết sức lưu ý vấn đề này.
Để mua được những tấm vải lụa tơ tằm đẹp và bền nhất thì bạn có thể mua tại lụa Nha Xá hoặc Hà Đông hay Lãnh MỸ A, Tân Châu.
Đây đang là những địa chỉ bán vải lụa tơ tằm uy tín, chất lượng được rất nhiều người Việt Nam yêu thích lựa chọn.
Như vậy là Đệm Xinh Luxury đã hoàn thành chia sẻ những thông tin liên quan đến vải lụa tơ tằm. Nếu bạn là tín đồ của lụa tơ tằm và muốn cải thiện giấc ngủ của mình với bộ vỏ chăn - ga - gối - đệm thì liên hệ ngay với Đệm Xinh Luxury theo hotline 1900.1051 để nhận tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất nhé.
Bình luận