Dọn dẹp không gian sống và những lợi ích không ngờ

  • 18/12/2020
  • 578 Lượt xem

Mục lục nội dung

Có thể bạn chưa biết không gian sống có phần tác động không nhỏ đến cuộc sống và thái độ của bạn. Một không gian sạch sẽ, tinh tươm sẽ giúp bạn luôn phấn chấn, vui vẻ, tích cực. Nếu ngôi nhà của bạn bám đầy bụi bẩn, đồ đạc vứt lung tung khiến bạn thêm lười biếng và chán nản. Nếu bạn muốn có không gian thoáng đãng thì đừng bỏ lỡ tuyệt chiêu dọn dẹp không gian sống thêm thoáng sạch trong bài viết này của Đệm Xinh Luxury nhé!

I, Dọn dẹp không gian sống với những lợi ích không ngờ

Vì quá bận rộn với cuộc sống mà bạn không có thời gian chăm sóc cho không gian sống của mình. Nhưng đây cũng chính là giải pháp giúp bạn cải thiện tâm trạng của mình đó. 

Môi trường sống lành mạnh

Một căn nhà bừa bộn, rác vứt linh tinh nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khiến bạn rơi vào tình trạng hỗn loạn. Vậy nên việc dọn dẹp thường xuyên như: giặt giũ rèm cửa, vệ sinh chăn chiếu ga trải giường, lau dọn đồ đạc giúp bạn có một không gian sống thật thoáng sạch. 

Giảm căng thẳng

Thực tế cho rằng nhiều người chọn làm việc nhà là một cách giúp bản thân thư giãn và giải tỏa căng thẳng. Ngoài ra, việc dọn dẹp lại đồ đạc giúp bạn lắng nghe bản thân đang muốn điều gì. 

Duy trì sức khỏe

Việc chăm chỉ làm việc nhà thường xuyên giúp bạn vận động nhiều hơn như: lâu quét nhà, dọn nhà vệ sinh khiến bạn phải dùng sức lực. Nhờ đó giúp cơ thể luôn săn chắc mà không cần luyện tập thể dục. 

Xây dựng thói quen làm việc độc lập

Khi bắt đầu cuộc sống tự lập bạn phải làm quen với việc dọn dẹp nhà cửa và không phụ thuộc vào bố mẹ. Do đó bạn thấy được trách nhiệm với công việc dọn dẹp không gian sống hàng ngày: rửa bát, giặt đồ, lau dọn nhà… Việc duy trì thói quen này giúp bạn có cuộc sống độc lập và có tổ chức hơn. 

Tận dụng thời gian rảnh

Thời gian rảnh của bạn quá nhiều bạn thường tìm cách để giải trí như: chơi game, than vãn thay vào đó bạn có thời gian để làm việc thư giãn hơn như trồng cây, xếp quần áo, lau dọn tủ đồ và trang trí lại không gian sống cho chính mình. 

Tham khảo: Nệm lò xo dễ dàng dọn dẹp và cất gọn

II, Tuyệt chiêu dọn dẹp không gian sống thêm thoáng sạch

Tuyệt chiêu dọn dẹp không gian sống thêm thoáng sạch

Để chuyện dọn nhà là chuyện nhỏ, chúng tôi gợi ý bạn một số cách vệ sinh nhà cửa đơn giản và không tốn nhiều thời gian, công sức. 

 1, Tạo thói quen vệ sinh sạch sẽ

Việc xây dựng những hành động nhỏ thành thói quen hàng ngày giúp bạn tiết kiệm thời gian dọn dẹp và tạo cảm giác bản thân luôn thoải mái:

Dùng đồ xong cất về vị trí cũ

Nhiều người thường vứt đồ đạc lung tung sau khi sử dụng vậy nên để không gian luôn ngăn nắp bạn nên  tạo thói quen dùng xong đồ là trả về chỗ cũ.

Có thể bạn chưa biết: Cách cất gọn chăn ga gối đệm mỗi ngày

Giặt quần áo mỗi ngày

Giặt quần áo hàng ngày giúp bạn có thêm nhiều thời gian hữu ích cho cuối tuần.

Dọn sạch bàn sau khi ăn

Một chiếc bàn ăn bừa bộn, nhiều thức ăn rơi trên bàn khiến không gian sống nhà bạn trở nên bừa bộn và bốc mùi khó chịu.Vậy nên, đừng lười nhác vài phút  để dọn dẹp sạch sẽ chiếc bàn sau mỗi bữa ăn của gia đình mình nhé.

Thường xuyên làm sạch nhà bếp

Nhà bếp là không gian thường bừa bộn nhất đặc biệt là sau khi nấu ăn những bết dầu mỡ, bụi bẩn bám đầy vào bề mặt. Để tiết kiệm thời gian trong khi nấu ăn bạn có thể tranh thủ dọn sạch bếp.

Dọn dẹp bồn cầu và bồn rửa

Khu vực nhà vệ sinh như bồn rửa, bồn cầu nên được vệ sinh hàng ngày để tránh mùi hôi khó chịu. 

2, Học thói quen sống sạch của người Đức

Học thói quen sống sạch của người Đức

Bạn có thể học một số thói quen vệ sinh nhà cửa sạch sẽ của người Đức như sau:

Mở cửa tất cả các phòng

Người Đức có thói quen luôn mở cửa các phòng để tận hưởng làn gió thoáng mát, không gian sạch sẽ. Khi đi ra ngoài họ cũng mở một nửa trong nhà, ngăn không cho bụi bẩn tích tụ lại trong ngôi nhà

Không vứt đồ đạc trên nền nhà

Dù bất kể là đồ đạc gì trong nhà người Đức cũng không muốn chúng lăn lóc trên sàn. Họ luôn luôn cất đồ đạc ngăn nắp ở những vị trí cố định

Giữ vệ sinh bàn ăn luôn sạch sẽ

Giữ bàn ăn sạch sẽ là thói quen hàng ngày của người Đức. Họ không bao giờ đặt các lọ gia vị hay cốc nước lên bàn ăn, mà giữ chiếc bàn luôn rộng rãi và sạch sẽ. 

Tạo thói quen dọn dẹp ngay

  • Sử dụng xong để về vị trí cũ
  • Thấy đồ rơi nhặt lên luôn
  • Thấy đồ đạc trong nhà bẩn nên lâu dọn ngay

Tham khảo: Một số mẫu chăn ga gối đệm Hanvico đẹp

3, Cách giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ của người Nhật

Cách giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ của người Nhật

Nhật Bản là quốc gia luôn được cả thế giới ngưỡng mộ về lối sống lành mạnh và thói quen sống ngăn nắp. 

Phân loại đồ đạc

Người Nhật thường sống chung nhiều thế hệ với nhau, vậy nên đồ đạc thường có rất nhiều. Để tiết kiệm thời gian dọn dẹp mỗi ngày, người Nhật thường gom đồ lại và phân loại theo từng nhóm và danh mục khác nhau.

Phân loại đồ đạc

Loại bỏ đồ dùng không cần thiết

Đối với người Nhật những đồ đạc không dùng đến nữa họ sẽ vứt đi hoặc đồ đạc cũ sẽ quyên góp để giúp đỡ người nghèo. 

Cố định vị trí của đồ vật

Việc luôn đặt vị trí đồ đạc ở những nơi cần thiết giúp bạn không mất thời gian tìm kiếm mà biết ngay là nó được đặt ở đâu.

Cố định vị trí của đồ vật

Đưa ra quy trình dọn dẹp đồ đạc

Người Nhật có quy trình dọn dẹp đồ đạc theo trật tự như: quần áo, túi xách, giày dép, đến sách, giấy tờ, các vật dụng lặt vặt và cuối cùng là đồ lưu niệm. Như vậy họ biết nên làm gì trước và sau để không lãng phí thời gian. 

Đưa ra quy trình dọn dẹp đồ đạc

Sắp xếp đồ theo chiều dọc

Với sự ngăn nắp này họ vừa tiết kiệm được diện tích và, dễ dàng tìm thấy món đồ hơn so với việc xếp nằm ngang hoặc chất chồng lên nhau. 

Sắp xếp đồ theo chiều dọc

Tạo niềm vui nhỏ nhất từ những vật dụng

Người Nhật cho rằng nếu bạn luôn yêu quý đồ đạc và trân trọng đồ xung quanh thì bạn sẽ không còn lý do để vứt đồ linh tinh và luôn tạo niềm vui mỗi ngày cho mình. 

Mong rằng với những cách hay mà Đệm Xinh Luxury mách bạn dọn dẹp không gian sống thêm thoáng sạch thông minh sạch sẽ như không gian sống người Nhật hoặc không gian sống phong cách nước Đức giúp việc dọn nhà không còn là nỗi lo của bạn.

Đánh giá của bạn:

Bình luận