Biết cách xử lý đệm bị ướt, bạn sẽ yên tâm hơn về giấc ngủ

  • 08/11/2021
  • 266 Lượt xem

Tìm hiểu cách xử lý đệm bị ướt là điều mà mọi người nên làm cho dù gia đình sử dụng loại đệm nào. Như vậy sẽ giúp các bạn yên tâm hơn về giấc ngủ hàng ngày.

 

 

Mục lục nội dung

1. Đệm bị ướt có tác hại như thế nào?

Thị hiếu sử dụng đệm của người Việt Nam khá đa dạng, phổ biến nhất là các dòng đệm bông ép, đệm foam, đệm cao su và đệm lò xo. Tuy mỗi loại có hạn mức tuổi thọ khác nhau nhưng yếu tố quan trọng góp phần quyết định tuổi thọ chính xác của đệm lại tùy thuộc vào cách người dùng sử dụng, bảo quản.

Trong thời gian sử dụng, sẽ khó tránh khỏi những trường hợp đệm bị ướt, ẩm như trẻ nhỏ tè dầm, thú cưng tè bậy, làm đổ nước lên đệm, trời nồm ẩm làm sàn nhà ướt dẫn tới đệm cũng bị ẩm (trường hợp trải đệm trực tiếp lên sàn nhà).

Tác hại của đệm khi bị ướtTác hại của đệm khi bị ướt

Nếu không biết cách xử lý đệm bị ướt phù hợp và thực hiện kịp thời, tình trạng này sẽ gây ra nhiều nguy hại:

Hỏng đệm

Đệm bị ẩm, ướt để lâu sẽ làm phá vỡ cấu trúc của các “tế bào” cấu thành đệm. Về lâu dài, sự ẩm ướt này sẽ khiến cho đệm mất dần các tính năng vốn có như đàn hồi, thoáng khí, gỉ sét... dẫn tới giảm sút độ bền ngay cả khi chưa hết thời gian bảo hành chính hãng.

Ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ

Đệm bị ướt, ẩm sẽ khiến người nằm cảm thấy không thoải mái, bí bách khó chịu và có cảm giác nhớp nháp. Điều này khiến giấc ngủ không sâu, thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm, hoàn toàn không đạt chất lượng giấc ngủ như mong muốn.

Ảnh hưởng sức khỏe

Nếu không xử lý đệm bị ướt kịp thời đúng cách, đây sẽ là môi trường sinh sôi lý tưởng cho nấm mốc, vi khuẩn. Người nằm trên những chiếc đệm không khô ráo như vậy sẽ không tránh khỏi nguy cơ bị dị ứng da, nổi mẩn ngứa, dị ứng hệ hô hấp. Chưa kể mùi hôi ẩm bốc ra từ đệm sẽ khiến người dùng vô cùng ức chế.

Tham khảo: Tổng hợp từ A - Z  kinh nghiệm vệ sinh và bảo quản đệm cao su

2. Cách xử lý đệm bị ướt hiệu quả

Thị trường tiêu thụ đệm ngủ tại Việt Nam có 4 dòng đệm chính là đệm bông ép, đệm foam, đệm cao su và đệm lò xo. Mỗi loại đệm khi bị ướt sẽ có cách xử lý phù hợp với đặc trưng của sản phẩm. Vậy cụ thể cách xử lý đệm bị ướt hiệu quả cho từng loại đệm như thế nào?

Cách xử lý đệm bông ép bị ướt

Với đệm bông ép bị ướt, các bạn có thể sử dụng cồn 90 độ đổ từ từ lên vùng bị ẩm ướt, giữ nguyên trong khoảng 2 giờ để cồn bay hết hơi, vùng nước đổ cũng được hút sạch khoảng 90%, còn giữ lại một chút ẩm. Lúc này bạn dùng dung dịch tinh dầu thơm nhỏ lên vị trí ẩm rồi sấy bằng quạt gió cho đệm khô hẳn và không còn lưu mùi hôi.

Xử lý đệm bông ép bị ướt bằng cồnXử lý đệm bông ép bị ướt bằng cồn

Tuy nhiên với những gia đình có trẻ nhỏ thì cách tốt nhất là nên dùng tấm lót chống thấm vì tần suất trẻ tè dầm khá nhiều, bạn cũng không thể liên tục sử dụng cách xử lý đệm bị ướt này, vừa tốn thời gian, vừa không tốt cho “sức khỏe” của đệm.

Cách xử lý đệm foam bị ướt

Cách xử lý được cho là hiệu quả nhất khi đệm foam bị ướt là sử dụng bột baking soda hoặc dung dịch baking soda pha chút cồn.

Xử lý đệm foam bị ướt bằng baking soda pha cồnXử lý đệm foam bị ướt bằng baking soda pha cồn

Theo đó, bạn rắc bột baking soda hoặc phun dung dịch baking soda lên bề mặt đệm bị ướt, chờ khoảng 2 giờ rồi dùng máy hút hút sạch bột/lấy khăn mềm khô lau sạch và đem ra nơi thoáng mát để phơi phóng.

Trong trường hợp đệm foam bị ướt do đổ nước lọc lên thì bạn chỉ cần sấy khô như thông thường bằng máy sấy mát, quạt gió, hoặc phơi khô tự nhiên ở nơi thông thoáng không bị nắng chiếu trực tiếp nhé.

Cách xử lý đệm bị ướt dành cho đệm cao su

Với đệm cao su bị đổ nước lọc thông thường thì bạn chỉ cần dùng giấy lau hoặc khăn khô sạch để thấm hết nước trên đệm rồi đem phơi/sấy bằng quạt gió.

Với đệm cao su bạn chỉ cần dùng giấy hoặc khăn khô

Với đệm cao su bạn chỉ cần dùng giấy hoặc khăn khô

Nếu đệm bị ướt do nước tiểu của trẻ nhỏ/thú cưng thì sẽ dễ ủ mùi hôi khai nên bạn cần loại bỏ các nguy cơ bằng dung dịch làm sạch chuyên dụng như baking soda hoặc bột phấn rôm rồi phơi đệm ra ngoài khu vực thoáng gió.

Tuyệt đối không phơi đệm cao su trực tiếp dưới nắng bởi chất liệu cao su dễ bị nóng chảy dưới nền nhiệt cao, sinh ra nhiều chất có thể gây hại với sức khỏe con người.

Nếu đệm cao su bị ướt do các loại nước ngọt, chất lỏng khác thì dễ gây ra tình trạng ố vàng trên đệm, bạn có thể dùng thêm nước giặt pha loãng để tẩy sạch hơn cho đệm.

Cách xử lý đệm bị ướt dành cho đệm lò xo

Đệm lò xo bị ướt sẽ phiền hà hơn rất nhiều so với 3 dòng đệm nói trên bởi loại đệm này cấu tạo từ hệ thống lò xo và các lớp tiện ích, rất cồng kềnh, chỉ có thể xử lý tại chỗ.

Nếu đệm bị ướt do nước tiểu của trẻ sơ sinh/thú cưng, bạn dùng giấy lau đè xuống vùng bị ướt thật mạnh để thấm hút nước tối đa có thể, rồi rắc bột baking soda lên bề mặt, chờ khoảng 2 giờ cho bột hút hết hơi ẩm và khử sạch mùi hôi khai thì dùng máy hút hút sạch bột, bật quạt gió cho đệm khô hẳn.

Đổi với đệm lò xo bị ướt xử lý bằng cách rắc baking soda lên bề mặt

Đổi với đệm lò xo bị ướt xử lý bằng cách rắc baking soda lên bề mặt

Nếu nhà bạn không có baking soda hoặc đi mua những tiệm không có, bạn có thể dùng bột phấn rôm để thay thế, hoặc một số hóa chất tẩy rửa chuyên dụng khác. Tuy nhiên không nên lạm dụng hóa chất vì sẽ làm giảm tuổi thọ đệm cũng như không thực sự tốt cho sức khỏe người dùng.

3. Lời khuyên khi dùng đệm

Nhìn chung, các cách xử lý đệm bị ướt dù mang lại hiệu quả tốt như thế nào thì bạn cũng không thể vì thế mà chủ quan, tùy ý dùng đệm, nhất là duy trì những thói quen sinh hoạt không lành mạnh trên đệm.

Do đó, Đệm Xinh Luxury khuyên bạn một số lưu ý sau trong quá trình sử dụng đệm:

  • Nếu gia đình có trẻ nhỏ thì nên dùng những tấm lót trải chống thấm.
  • Tuyệt đối không tạo thói quen cho thú cưng, vật nuôi leo lên trên giường đệm.
  • Không nên có thói quen ăn uống trên đệm.
  • Không để cho phòng bị ẩm ướt, nên dùng máy lọc không khí, máy hút ẩm để phòng ngủ luôn khô ráo, thoáng sạch.
  • Nếu gia đình không sử dụng giường, bạn cũng không nên trải đệm trực tiếp lên bề mặt sàn nhà. Hãy dùng 1 tấm lót hoặc chiếu dày lót ở dưới trước khi trải đệm. Sử dụng 1 vài tấm pallet gỗ kê đệm cũng là cách để mặt dưới của đệm được khô ráo.
  • Mua sẵn bột baking soda, tinh dầu thơm, bột phấn rôm...và một vài loại hóa chất giặt tẩy chuyên dụng để sẵn sàng cho những tình huống bất ngờ.

Bên cạnh việc tìm hiểu, học cách xử lý đệm bị ướt, người sử dụng cũng nên tham khảo mua những tấm đệm chất lượng cao, được trang bị tính năng khử mùi, kháng khuẩn nếu có ý định đổi đệm mới trong thời gian sắp tới.

Đệm có khả năng khử khuẩn, khử mùi sẽ giúp bạn giảm gánh lo âu khi đệm ướt liên tục, tiết kiệm thời gian vệ sinh, xử lý hơn, an tâm ngủ ngon hơn mỗi ngày. Đệm Xinh Luxury là nhà phân phối bán đệm chính hãng đa dòng, đa thương hiệu, chào mừng quý khách đến trải nghiệm và mua sắm đệm tốt tại hệ thống của Đệm Xinh Luxury – Liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1800 1051 để được tư vấn nhé.

  • Nguyễn Sỹ

    Tôi là Nguyễn Sỹ, hiện là Chuyên viên của Đệm Xinh Luxury. Với kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn 5 năm về lĩnh vực đệm, chăn ga gối và chăm sóc giấc ngủ, tôi hy vọng những chia sẻ của tôi có thể giúp bạn tìm được những sản phẩm chăm sóc giấc ngủ tốt, chất lượng tuyệt vời cũng như kiến thức bổ ích nhất.

Đánh giá của bạn:

Bình luận