Nghiên cứu về đồng hồ sinh học: Khái niệm và phân loại

  • 28/04/2022
  • 570 Lượt xem

Mục lục nội dung

Nghiên cứu về đồng hồ sinh học là việc nên làm để chúng ta cùng biết mình thuộc nhóm thời gian sinh học nào, có thể thay đổi nó hay không, nếu không theo nhịp sinh học thì có ảnh hưởng gì không... Vì thế, đừng bỏ lỡ bài viết chia sẻ này của Đệm Xinh Luxury nhé.

1. Thế nào là đồng hồ sinh học?

Đồng hồ sinh học là xu hướng tự nhiên của cơ thể con người khi muốn ngủ hay thức dậy, còn được gọi là thời gian sinh học. Đồng hồ sinh học sẽ cho bạn thấy bản thân tràn đầy năng lượng nhất, dễ tập trung làm việc nhất vào thời điểm nào trong ngày.

Thế nào là đồng hồ sinh học?

Theo nhiều nghiên cứu về đồng hồ sinh học, xu hướng này có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe và mọi hoạt động khác trong ngày của con người, điển hình gồm:

  • Thời điểm mà chúng ta sẵn sàng thức dậy với trạng thái tỉnh táo.
  • Thời điểm mà cơ thể chúng ta có thể tập trung cao nhất cho công việc, học tập, lên ý tưởng...
  • Thời điểm mà chúng ta cảm thấy đói, muốn ăn.
  • Thời điểm mà cơ thể bị sụt giảm năng lượng, muốn nghỉ ngơi, buồn ngủ...

Để biết đồng hồ sinh học chính xác của bản thân, bạn có thể tự theo dõi các đặc điểm trên của cơ thể trong một khoảng thời gian nhất định (khoảng 2 tuần). Dựa vào đó, bạn sẽ dễ tự mình lên thời gian biểu làm việc hiệu quả, hoặc điều chỉnh/tập thay đổi đồng hồ sinh học để cải thiện cuộc sống.

2. Nghiên cứu về đồng hồ sinh học chỉ ra có 5 nhóm cơ bản

Tính đến nay, các nghiên cứu đã ghi nhận nhiều loại đồng hồ sinh học khác nhau, ứng với thời gian biểu của nhiều người. Thông qua việc phân tích, liên kết để phát hiện sự tương thích giữa các đồng hồ sinh học của con người với đặc điểm của một số loài chim, các nhà nghiên cứu về đồng hồ sinh học đã chỉ ra rằng có 5 nhóm thời gian sinh học cơ bản, bao gồm:

Nghiên cứu về đồng hồ sinh học chỉ ra có 5 nhóm cơ bản

Nhóm chim sơn ca

Chim sơn ca là loài chim cất tiếng hót trước cả khi bình minh, nên chúng được xem là biểu tượng đại diện cho nhóm người dậy từ rất sớm. Nếu bạn có thể dậy được sớm như vậy, đều đặn hàng ngày dù buổi sáng bạn có bận việc hay rảnh rỗi, thì đây là đồng hồ sinh học của bạn.

Tuy nhiên, ở nhóm này, năng lượng cơ thể sẽ giảm dần khi bắt đầu về chiều tối. Vì thế mà họ thường sẽ có thói quen dùng bữa rất sớm và hiếm khi ngủ muộn.

Nhóm chim ruồi

Những người thuộc nhóm này phần lớn đều có năng lượng cao, hoạt động năng suất vào ban ngày, khả năng tập trung rất tốt. Thời gian hoạt động hiệu quả nhất của nhóm chim ruồi thường dao động từ 9h sáng đến 17h chiều.

Nhóm chim đại bàng

Năng lượng của nhóm chim đại bàng có xu hướng thấp ở thời điểm sáng sớm và tối muộn, cao nhất vào khoảng thời gian từ 12h trưa đến 17h chiều.

Những người thuộc nhóm đồng hồ sinh học này thường ngủ muộn hơn và cũng dậy muộn hơn so với nhóm sơn ca và chim ruồi khoảng 1 tiếng. Thời gian tỉnh giấc đa phần phụ thuộc vào thời gian đi ngủ của tối hôm trước.

Nhóm cò

Những người có thể làm việc, tập trung tốt với tinh thần phấn chấn vào ban đêm được xếp vào nhóm chim cò. Ở nhóm này, khoảng thời gian từ 11h đêm đến 1h sáng là thời điểm mà họ có nguồn năng lượng dồi dào nhất.

Những người thuộc nhóm chim cò cũng có khả năng hoạt động tương đối tốt vào giữa buổi sáng. Tuy nhiên, họ có xu hướng sụt giảm năng lượng nhanh chóng vào buổi chiều và đến nửa đêm lại có thể làm việc hiệu quả nhất.

Nhóm cú đêm

Nhóm người này thường đi ngủ rất muộn, sớm nhất là sau 1h sáng. Hầu hết năng lượng dồi dào mà họ có được đều tập trung vào tối muộn. Lúc này họ cũng làm việc đạt hiệu quả nhất, có thể giải quyết công việc, vấn đề một cách tốt nhất. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc nhóm cú đêm thường phải “đấu tranh” nhiều để tỉnh táo hơn vào ban ngày, những hôm có việc bắt buộc phải xử lý vào ban ngày thì sẽ khá vất vả.

3. Bản chất hay thói quen tạo nên đồng hồ sinh học?

Theo các nhà nghiên cứu về đồng hồ sinh học, thời gian sinh học của con người phần lớn tạo nên từ bản chất.

Nhiều nghiên cứu thực tế đã phát hiện ra rằng những người thuộc các nhóm thời gian sinh học khác nhau thì có cấu trúc não khác nhau. Bên cạnh đó, thời gian sinh học này cũng ít nhiều có sự ảnh hưởng của yếu tố di truyền.

Ngoài ra, tất cả các tế bào của cơ thể người đều có nhịp sinh học, nằm trong vùng dưới đồi. Chúng dùng tín hiệu từ môi trường bên ngoài để điều khiển tuyến tùng tiết Melatonin giúp cơ thể bước vào giai đoạn buồn ngủ. Việc sản xuất hormone này cũng sẽ giảm dần trong giấc ngủ để cơ thể thức giấc 1 cách tự nhiên.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tất cả chúng ta đều có chút khác biệt về thời điểm sản xuất Melatonin tự nhiên, dù cho ánh sáng đóng vai trò quan trọng đối với đồng hồ sinh học của mỗi người. Thời gian sinh học có thể thay đổi theo độ tuổi, thông qua tác động của các yếu tố khách quan ngoài cơ thể, ví dụ như tính chất công việc, suy nghĩ, thói quen sinh hoạt...

Như vậy, đồng hồ sinh học được tạo nên từ sự kết hợp của bản chất và thói quen, nên nó không có tính chính xác tuyệt đối.

4. Có thể thay đổi đồng hồ sinh học của cơ thể không?

Thông qua nghiên cứu về đồng hồ sinh học, các chuyên gia nhận định nhịp sinh học của con người hoạt động theo chu kỳ 28 giờ chứ không phải 24 giờ như giờ tự nhiên. Điều này có nghĩa là chúng ta có thể điều chỉnh được đồng hồ sinh học.

Tuy nhiên, nó không đồng nghĩa rằng chúng ta có thể thay đổi thời gian sinh học. Theo nghiên cứu, đồng hồ sinh học của con người chỉ có thể thay đổi sớm hơn 10p sau khoảng 7 năm, có nghĩa là những sở thích theo bản năng đối với thời điểm ngủ và thức của chúng ta vẫn khá ổn định.

5. Điều gì xảy ra khi cơ thể bị rối loạn đồng hồ sinh học?

Hầu hết chúng ta đều có xu hướng tự điều chỉnh thời gian sinh học để thích nghi với tính chất công việc và các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Đương nhiên, việc này có thể khiến chúng ta gặp một số vấn đề về sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý, chịu các vấn đề về thần kinh...

Vì thế mà nhiều bác sĩ, chuyên gia vẫn khuyên rằng hãy cố gắng cân bằng giữa đồng hồ sinh học tự nhiên của cơ thể và đời sống hàng ngày. Không nên cố thay đổi hoàn toàn đồng hồ sinh học vì sẽ rất ảnh hưởng đến sức khỏe. Sự dung hòa thành công thời gian sinh học cơ thể và cuộc sống hàng ngày sẽ giúp bạn đạt được chất lượng sống như ý và sức khỏe ổn định lâu dài.

Tạm kết

Tìm hiểu các nghiên cứu về đồng hồ sinh học là cách để chúng ta hiểu hơn về cơ thể mình, biết bản thân thuộc nhóm thời gian sinh học nào. Nhờ đó, chúng ta có thể xem xét điều chỉnh, dung hòa nhịp sinh học và các hoạt động khác trong ngày của mình để cải thiện hiệu quả công việc, tăng chất lượng sống và duy trì sức khỏe ổn định. Hy vọng thông tin mà Đệm Xinh Luxury chia sẻ sẽ hữu ích với bạn đọc.

  • Nguyễn Sỹ

    Tôi là Nguyễn Sỹ, hiện là Chuyên viên của Đệm Xinh Luxury. Với kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn 5 năm về lĩnh vực đệm, chăn ga gối và chăm sóc giấc ngủ, tôi hy vọng những chia sẻ của tôi có thể giúp bạn tìm được những sản phẩm chăm sóc giấc ngủ tốt, chất lượng tuyệt vời cũng như kiến thức bổ ích nhất.

Đánh giá của bạn:

Bình luận