Đừng để đệm cũ ám ảnh giấc ngủ của bạn

  • 18/10/2021
  • 164 Lượt xem

Liệu bạn có biết tác hại của việc nằm đệm cũ. Đệm xuống cấp ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và chất lượng giấc ngủ hàng ngày? Bạn sẽ chăm chỉ vệ sinh đệm và thay đệm mới định kỳ khi biết rõ các sự thật dưới đây. 

Mục lục nội dung

Đệm cũ - ổ vi khuẩn trong ngôi nhà của bạn

Bạn có tin được rằng sau 10 năm sử dụng thì chiếc đệm sẽ tăng gấp đôi trọng lượng? Thủ phạm gây ra điều này chính là những loại vi khuẩn mà mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy được. Nếu bạn chú ý đến tuổi thọ của đệm và tiếp tục sử dụng lâu dài thì đó chính là thiên đường trú ngụ của các mầm hiểm họa như:

Mạt bụi

Nguồn sống chính của mạt bụi là da chết của con người. Thoạt nghe sẽ tưởng nhầm là sinh vật này rất có ích nhưng sự thật lại trái ngược hoàn toàn. Mỗi ngày cơ thể chúng ta tiết ra khoảng 14gr da chết trong khi đó có khoảng 8 tiếng dành cho giấc ngủ nên lượng da chết vương vãi trên chiếc đệm là không hề nhỏ.

Mạt bụi sẽ ăn lượng da chết này và phát triển trên đệm, chúng đào thải thức ăn trực tiếp trên tấm đệm mà chúng ta dùng hàng ngày. Cách chuyên gia y tế đã chỉ ra rằng việc hít phải phân của mạt bụi chính là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh hen suyễn.

Rệp giường

Loại sinh vật này thường sống ở các khe đệm nơi mà các thao tác vệ sinh đệm thông thường khó có thể làm sạch được. Món ăn yêu thích của rệp giường chính là máu người. Bạn có biết 1 con rệp giường có thể thực hiện hoạt động hút máu trên da của chúng ta đến 500 lần/đêm nên khi bạn say giấc nồng chính là thời điểm để sinh vật này tấn công.

Bị rệp giường cắn có thể dẫn đến tình trạng mẩn ngứa ngoài da, nếu có quá nhiều rệp ở đệm thì việc bị thiếu sắt do rệp hút máu là khó tránh khỏi. Bên cạnh đó rệp giường cũng là vật trung gian để lây truyền loại ký sinh trùng gây bệnh Chagas - 1 căn bệnh dẫn tới tình trạng viêm tim vô cùng nguy hiểm.

Nấm 

Không vệ sinh đệm thường xuyên cũng là điều kiện lý tưởng để các chủng nấm phát triển. Đầu tiên chúng sẽ phát triển ở 1 vùng sau đó sẽ lan sang các khu vực khác trên tấm đệm.

Nấm mốc chính là thủ phạm quen thuộc gây ra các bệnh về da như dị ứng, viêm da hoặc gây nhiễm trùng nếu ai bị vết thương hở mà khi nằm ngủ không được bảo vệ và che chắn kỹ lưỡng.

Xem thêm : Bí quyết để có một giấc ngủ ngon

Mốc Cladosporium

Loại mốc sắc tố xanh này thường bùng phát cực nhanh ở trong môi trường ẩm ướt. Không vệ sinh đệm định kỳ gây tích tụ không khí ẩm, mồ hôi sẽ tạo môi trường thuận lợi cho loại mốc này phát triển nhanh về số lượng và chất lượng.

Nếu nằm ngủ và hít phải loại mốc này bạn sẽ có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng hen suyễn hoặc viêm phổi. Bên cạnh đó một số bệnh như nấm móng hoặc nhiễm trùng da cũng là hậu quả của loại mốc nguy hại này.

Đệm cũ xuống cấp tiềm tàng vấn đề sức khỏe

Thông thường những chiếc đệm sẽ có một tuổi thọ nhất định nếu bạn sử dụng và vệ sinh, bảo quản đúng cách. Việc lười biếng vệ sinh đệm sẽ khiến cấu trúc và chất lượng đệm bị suy giảm nghiêm trọng. Sự phát triển của nấm mốc ăn mòn vải bọc đệm, các khối lò xo bị han gỉ do chất bẩn không được loại bỏ; đệm nhanh chóng bị võng lún, mất đi độ phẳng ban đầu.

Toàn bộ những dấu hiệu trên đây chính là sư “cảnh báo” cho sự xuống cấp của chiếc đệm vì không thường xuyên được làm sạch. Thậm chí việc lười vệ sinh đệm còn có thể rút ngắn ½ tuổi thọ của sản phẩm nên bạn cần phải đặc biệt chú ý.

Đệm xuống cấp dẫn đến đau lưng

Đệm cũ bị cong võng, xẹp lún thay vì nằm ngủ trên một mặt phẳng, thoải mái thì bạn sẽ nằm ngủ trên khu vực đệm bị trũng xuống không còn khả năng nâng đỡ cơ thể khi nằm. Đặc biệt khi xoay trở mình ở nhiều tư thế ngủ gây ra tiếng ồn, ảnh hưởng đến người nằm cạnh. Theo thời gian, bản thân cơn đau có thể khiến bạn khó ngủ gật và khó ngủ hơn, điều này có thể tạo ra một vòng luẩn quẩn gây khó chịu và kiệt sức.

Xem thêm >>> Tư thế ngủ đối phó với đau nhức vô cùng hiệu quả

Bạn thể béo phì hoặc thừa cân

Đệm cũ xuống cấp khiến giấc ngủ mỗi đêm không được trọn vẹn gây ra tình trạng thiếu ngủ. Điều này khiến bạn ăn uống vô độ và ăn quá nhiều. Nếu bạn nghĩ sâu hơn, vấn đề tăng cân và cách ăn uống sai lầm của bạn có thể liên quan đến việc bạn thiếu ngủ, do chiếc đệm cũ của bạn. Đệm kém chất lượng có thể khiến bạn thức trắng đêm, đây là thời điểm tồi tệ nhất để ăn nhẹ.

Đệm không thoải mái dẫn đến hệ miễn dịch kém

Ngủ trên một tấm đệm cũ khiến bạn không có được giấc ngủ chất lượng cao, khiến hệ miễn dịch của bạn bị suy yếu . Đây là cách bạn sẽ dễ bị cảm lạnh hơn, cũng như các loại bệnh khác, thậm chí là những bệnh nặng.

Tốn kém chi phí

Đầu tiên phải kể đến đó là chi phí cho các loại thuốc chữa bệnh. Nếu như 1 tấm đệm được làm sạch định kỳ sẽ chăm sóc giấc ngủ hoàn hảo thì chiếc đệm bẩn sẽ đưa bạn đến gần với những căn bệnh ngoài da, hen suyễn, bệnh đường hô hấp khác. Chi phí để chữa trị những bệnh này thường tốn kém và kéo dài, một số trường hợp còn rất khó trị dứt điểm.

Chi phí thay đệm tốn kém: tuổi thọ của chiếc đệm sẽ giảm đi 1 nửa nếu bạn không chăm sóc đệm định kỳ. Khi này chiếc đệm rất nhanh hỏng và không thể duy trì khả năng chăm sóc giấc ngủ nên việc thay đệm mới là điều hiển nhiên nếu bạn không muốn mất ngủ triền miên hay thức giấc trong tình trạng uể oải, mệt mỏi.

Có thể thấy rằng đệm là trợ thủ đắc lực cho giấc ngủ ngon mỗi ngày. Nó không đơn thuần là vật dụng có tác dụng nâng đỡ cơ thể khi nằm ngủ mà còn là “chuyên gia chăm sóc sức khỏe” cho bạn và gia đình. Việc vệ sinh đệm và kiểm tra định kỳ là một khâu cực kỳ quan trọng mà chúng ta phải đặc biệt chú ý trong suốt quá trình sử dụng bất kỳ 1 dòng đệm nào từ đệm bông ép, đệm lò xo, đệm cao su hay đệm Foam, đệm mút thông thường. 

Vậy nên bên cạnh việc đầu tư một chiếc đệm tốt, chính hãng bạn hãy quan tâm đến tuổi thọ, cách vệ sinh đệm để làm sạch chiếc đệm mà gia đình bạn đang sử dụng. Vệ sinh đệm định kỳ không chỉ là làm sạch thông thường mà nó còn là giải pháp giúp bạn tiết kiệm chi phí và bảo vệ sức khỏe của chính mình, đảm bảo tính thẩm mỹ trong không gian phòng ngủ tiện nghi và sạch sẽ nhất.

Đánh giá của bạn:

Bình luận