Tác hại khôn lường của thức khuya đối với phụ nữ

  • 26/11/2021
  • 119 Lượt xem

Mục lục nội dung

Xã hội ngày nay, việc thức khuya gây ra nhiều hệ quả xấu, nhiều bệnh nguy hiểm cho sức khỏe của con người, đặc biệt là đối với phụ nữ. Vậy, việc thức khuya ảnh hưởng thế nào tới phụ nữ và biện pháp nào để sửa đổi thói quen không lành mạnh này, mới các bạn cùng đệm Xinh tìm hiểu trong bài viết sau.

Tác hại của thức khuya đối với phụ nữ

Lý do tại sao phụ nữ không nên thức khuya

Thức khuya không chỉ khiến cơ thể bạn mệt mỏi, cáu kỉnh mà còn kéo theo nhiều tác hại nguy hiểm khác:

Tăng mỡ bụng và tâm lý căng thẳng

Khi cơ thể con người thức khuya sản sinh ra lượng cortisol hay còn biết đến với tên gọi khác là hormone stress đột biến. Bởi thông thường các loại hormone này sẽ giảm dần cho đến giờ đi ngủ.

Nhưng với những bạn có thói quen thức khuya nhiều thì hormone stress giảm càng chậm và tốc độ giảm chậm đến hơn 6 lần nếu bạn thức trắng dù chỉ trong một đêm.

Có thể bạn quan tâm: Ngủ sớm có tác dụng gì? Lợi ích của việc ngủ sớm đối với sức khỏe

Giảm hệ miễn dịch 

Khi cơ thể con người thiếu ngủ thì số lượng bạch huyết cầu giảm xuống và các protein cytokines là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm nên dễ bị ốm vặt và cảm cúm. Đồng thời thức khuya còn làm gây ra tình trạng ức chế khả năng miễn dịch của cơ thể, bởi cơ thể tiết ra quá ít kháng thể và phản ứng chậm khi tiêm chủng nên khi bạn mắc bệnh nhẹ mà lại lâu khỏi. 

Đặc biệt thức khuya là nguyên nhân hàng đầu khiến bạn mắc các bệnh về tim. Khoa học đã chứng minh rằng có một loại protein tên gọi CRP tăng lên khi cơ thể bạn ngủ không đủ 6 tiếng.

Đây là loại protein có vai trò trong việc phát triển bệnh tim.

Thức khuya gây suy giảm hệ miễn dịch của phụ nữ

Bệnh béo phì và tiểu đường

Thói quen thức khuya là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hai loại hormone leptin và ghrelin có vai trò tăng sự thèm ăn của cơ thể. Leptin là loại hormone no, nó cảnh báo cơ thể khi cần phải đốt cháy năng lượng.

Còn ghrelin là loại hormone đói cảnh báo cho cơ thể khi nào cần đốt calorie để tích mỡ. 

Khi tình trạng thức khuya kéo dài thì lượng ghrelin tăng lên, đây là lúc báo hiệu cơ thể bạn đang đói và khiến bạn ăn nhiều dẫn đến tình trạng tăng cân liên tục do không đốt cháy năng lượng.

Thêm vào đó thiếu ngủ còn gây ra tình trạng gián đoạn cơ thể cân bằng và chuyển hóa đường. vậy nên thức khuya làm hệ thống lọc trong cơ thể gặp khó khăn trong việc xử lý đường, phản ứng chậm với insulin tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Dành cho bạn: 9X là thế hệ thiếu ngủ nhất hiện nay

Ung thư vú

Khoa học chứng minh chỉ ra rằng phụ nữ tiếp xúc với ánh sáng đèn nhân tạo đặc biệt là công nhân ca đêm sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn so với người bình thường. Bởi hormone melatonin giảm đi khi có ánh sáng và làm ức chế hormone estrogen, lúc này hormone estrogen tăng lên đồng thời các tế bào ở tuyến vú tăng lên.

Loại tế bào này tăng nhanh làm tăng khả năng sinh ra các loại tế bào biến dị ở ngực và nguy cơ gặp bệnh ung thư vú cao hơn. Do đó phụ nữ khi ngủ không nên bật đèn ngay cả loại đèn ngủ.

Thức khuya có thể gây nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư vú, gây lão hóa nhanh

Thúc đẩy quá trình lão hóa 

Khi đi ngủ thì làn da của phụ nữ sẽ phục hồi bằng cách tăng cường lưu thông máu và tái tạo lại tế bào da. Vậy nên thức quá khuya dẫn đến tình trạng da bạn bỏ qua bước này thế nên dẫn đến tình trạng bọng mắt, quầng thâm, da khô, nứt nẻ tăng lên.

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng những người phụ nữ thiếu ngủ thường xuyên sẽ có làn da nhăn nheo, kém căng bóng so với những người đi ngủ đủ giấc. Vậy nên đi ngủ sớm và đúng giờ là nguyên nhân giúp da trẻ đẹp mà không cần tốn tiền đầu tư mỹ phẩm.

Thức khuya ảnh hưởng đến cân nặng như thế nào?

Giấc ngủ và cân nặng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nếu có thời gian ngủ nghỉ hợp lý bạn sẽ luôn trong tình trạng khỏe khoắn và sảng khoái sau mỗi sáng thức giấc. Đặc biệt khi cơ thể không ngủ đủ giấc hoặc thức quá khuya thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng.

Lúc này cơ thể bạn sẽ sản xuất số lượng hormone ghrelin nhiều hơn hormone leptin. Hormone Ghrelin có vai trò khiến cơ thể bạn thêm ăn và leptin sẽ gây ra cảm giác no bụng.

Vậy nên nếu thường xuyên thức khuya sẽ gây ra tình trạng đói bụng và ăn nhiều hơn.

Thức khuya có thể dẫn tới tình trạng thừa cân, béo phì ở phụ nữ

Việc thức khuya và ăn muộn sau 8h tối mỗi ngày là những nguyên nhân ảnh hưởng đến cân nặng. Theo kết quả nghiên cứu từ Northwestern Medicine đã chỉ ra rằng những người có thói quen ngủ muộn mỗi ngày sẽ tích lũy thêm 248 calo thường diễn ra vào buổi chiều và tối khuya.

Những người này thường có xu hướng nạp nhiều thức ăn nhanh và uống nước có gas nhiều hơn người ngủ sớm.

Thói quen thức khuya còn kéo theo tình trạng thức dậy muộn và có thời gian ăn muộn hơn so với người bình thường. Vậy nên phần lớn những người ngủ dậy muộn sẽ ăn sau 8h tối và đây là nguyên nhân dễ tăng cân hơn. 

Xem thêm: Dậy sớm để thành công – Học bí quyết thành đạt từ những doanh nhân

Các tác hại khác của thói quen thức khuya 

Tăng nguy cơ gặp các bệnh mãn tính 

Thức khuya khiến bạn ngủ không đủ giấc và giấc ngủ không sâu, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển và tái tạo tế bào trong cơ thể. Việc thức khuya thường xuyên ảnh hưởng đến hệ miễn dịch bị suy giảm.

Lúc này cơ thể sẽ không có khả năng đối phó với các loại virus và khả năng cao mắc các bệnh mãn tính như ung thư.

Thức khuya có thể gây nhiều bệnh nguy hiểm cho phụ nữ

Tăng khả năng mắc trầm cảm

Tinh thần chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ giấc ngủ, nếu bạn không ngủ đủ giấc hoặc thức quá khuya, ngủ quá nhiều là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mắc các bệnh như trầm cảm.

Thức khuya sẽ gây ra hiện tượng tích tụ cortisol trong cơ thể khiến bạn gặp stress và tăng mắc chứng trầm cảm. Lượng cortisol cao còn là nguyên nhân hàng đầu gây nên hiện tượng tích tụ mỡ bụng ở phụ nữ.

Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống 

Thức khuya mỗi ngày nhưng phải dậy sớm vào sáng hôm sau thì việc thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến khả năng củng cố trí nhớ và sự tập trung, giảm hiệu suất làm việc. Vậy nên thật dễ hiểu những người này thường xuyên mất tập trung, chất lượng làm việc hoặc học tập giảm sút. 

Giải pháp để có chế độ ngủ nghỉ hợp lý 

Ở mỗi độ tuổi có thời gian ngủ khác nhau để đảm bảo bổ sung năng lượng hoặc tái tạo các tế bào trong cơ thể. 

Ngủ đủ giấc 

Để tạo được thói quen này bạn nên bắt đầu thói quen ngủ cùng một giờ và thức cùng một giờ mỗi ngày. Bởi thời gian ngủ nghỉ hợp lý sẽ tạo thuận lợi cho quá trình trao đổi chất của cơ thể từ 10h tối đến 6 giờ sáng.

Vậy nên bạn hãy đảm bảo cơ thể ngủ đủ giấc 6 tiếng mỗi ngày rồi dần dần thay đổi thời gian ngủ để cơ thể có thể thích nghi dần dần. 

Xây dựng chế độ ăn hợp lý

Nếu bạn là người chuyên gia thức khuya và có thói quen khó thể thay đổi thì có thể ăn những loại thực phẩm hỗ trợ cho giấc ngủ nhằm tác dụng điều chỉnh thời gian ngủ hợp lý cho bản thân.

Một số thực phẩm có thể tham khảo như: hạnh nhân, ngũ cốc, cherry… Đây là những đồ ăn có tác dụng tốt cho giấc ngủ mà không ảnh hưởng đến cân nặng. 

Ngoài ra việc uống một ly sữa nóng trước khi ngủ cũng giúp bạn ngủ ngon hơn vì nó có chứa tryptophan - một loại amino acid làm thư giãn đầu óc.

Tập thể dục đều đặn 

Việc thường xuyên đói cháy năng lượng dư thừa trong cơ thể sẽ giúp bạn có một vóc dáng khỏe mạnh và giúp bạn ngủ ngon hơn. Nhưng bạn nên bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng và tránh các bài tập quá sức vào thời gian khuya ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân. 

Giải pháp để có giấc ngủ hợp lí, loại bỏ thói quen xấu thức khuya

Đảm bảo môi trường ngủ lý tưởng 

Để có giấc ngủ ngon và chất lượng thì môi trường ngủ có vai trò vô cùng quan trọng giúp bạn thư giãn và dễ dàng chìm sâu vào trong giấc ngủ hơn. Lời khuyên dành cho bạn có thể lựa chọn bộ chăn ga có màu sắc hài hòa và đảm bảo mang đến sự thư giãn tối đa cho cơ thể và trí não.

Đặc biệt là nằm ngủ trên đệm có khả năng nâng đỡ êm ái để có một giấc ngủ ngon và thư giãn. 

Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đây mà Đệm Xinh Luxury chia sẻ giúp bạn tìm được câu trả lời xác đáng cho thắc mắc “Thức khuya ảnh hưởng đối với phụ nữ như thế nào và mối quan hệ giữa thức khuya và cân nặng.

” Vậy nên bạn cần điều chỉnh lại thời gian ngủ nghỉ hợp lý và xây dựng thói quen khoa học để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

Đánh giá của bạn:

Bình luận