Vải Jeans là gì? Phân biệt vải Jeans và vải Denim

  • 16/04/2019
  • 6043 Lượt xem

Vải Jeans là một chất liệu vải được giới trẻ đặc biệt yêu thích. Đây là một chất liệu có sức hút mãnh liệt và lâu dài nhất với tất cả các tín đồ thời trang, từ người sử dụng cho đến các nhà thiết kế. Chất liệu jeans thể hiện sự sáng tạo không ngừng nghỉ còn quần áo Jeans thể hiện được sự trẻ trung, năng động và bụi bặm của người mặc. Vậy jeans là chất liệu gì? Những điều cần biết về vải jeans sẽ được tổng hợp chi tiết trong bài viết này.

Mục lục nội dung

Vải jeans là vải gì?


Vải jeans là một loại vải được dệt từ 2 sợi cùng màu xanh chàm từ chất liệu Cotton Duck và là 1 loại vải bông thô. Vào thế kỷ XVIII, người ta ưa chuộng vải jeans chủ yếu vì tính chất bền bỉ của nó, dù đã qua nhiều lần giặt nhưng cũng không bị mòn rách nhanh như các loại vải khác. Vào thời điểm này, vải jeans được làm 100% hoàn toàn từ chất liệu cotton tức là cây bông mà không pha lẫn chất nào khác.

Vải jeans là vải gì?

Nguồn gốc của vải Jeans


Levis Strauss được biết đến là cha đẻ của quần jeans. Chiếc quần Jeans đầu tiên được ra đời vào năm 1873 nhờ vào ý tưởng của Levis Strauss và nguồn lực tài chính từ Jacob Davis.

Tại thời điểm này, quần jeans được sử dụng nhiều nhất cho các công nhân làm việc tại mỏ vàng vì tính chất công việc của họ mà các loại vải may trang phục sẽ nhanh chóng bị sờn rách, chất liệu jeans đã khắc phục được điểm mấu chốt này.

Nguồn gốc của vải Jeans

Đến những năm 30 của thể kỷ XX, kinh đô điện ảnh thế giới Hollywood đã sản xuất rất nhiều bộ phim về cao bồi miền Tây, quần jeans trở thành trang phục rất phổ biến trên màn ảnh nhỏ và được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới.

Từ những năm 50 của thế kỷ 20 quần jeans bắt đầu phổ biến hơn trong đời sống và trở thành sản phẩm yêu thích của tầng lớp thanh thiếu niên, đây chính là biểu tượng của thời trang và phong cách.

Bước vào những năm 60 và 70 của thế kỷ 20, khi thị trường quốc tế bắt đầu hội nhập mạnh mẽ thì quần jeans bắt đầu mở rộng sâu hơn vào thị trường thời trang quốc tế tuy nhiên vẫn chỉ là mặt hàng bình dân được bày bán rộng rãi khắp nơi.

Đến năm 80 của thế kỷ 20 thì thời trang quần jeans cao cấp mới thực sự bùng nổ với giá thành tăng lên.

Sang đến thế kỷ 21quần jeans trở thành mặt hàng ưa chuộng của nhiều lứa tuổi khác nhau. Bên cạnh màu xanh truyền thống thì quần jeans còn có màu đen, màu nâu, màu hồng,..

Tham khảo: Mua đệm cao su thiên nhiên, nệm cao su giảm đến 35%

Quy trình sản xuất vải jeans


Bước 1: Cán bông

Việc đầu tiên trong quy trình sản xuất vải jeans đó là việc cán bông. Quả bông sau khi được thu hoạch từ đồng được đóng thành kiện. Mỗi kiện bông được chở đến nhà máy được tháo dỡ cũng như tách thành búi nhỏ. Các búi bông nhỏ được làm sạch, gỡ rối sau đó được đưa vào máy kéo sợi để xoắn thành các sợi bông. Sợi bông có thể được nhuộm màu chàm hoặc giữ màu trắng nguyên thủy.

Bước 2: Xử lý sợi bông thành vải jeans

Sau khi quá trình nhuộm sợi kết thúc, sợi bông được nhuộm lên một lớp keo mỏng, giúp làm tăng độ bền và làm sản phẩm trở nên cứng hơn. Sau đó, được dệt thành tường miếng vải lớn.

Bước 3: Hoàn thiện

Sau khi được dệt thành tấm vải, người lao động sẽ hoàn thiện bằng cách loại bỏ chỉ thừa cũng như xơ vải để vải không bị xoắn và co. Vải Jeans được hoàn thiện và xếp thành nhiều lớp được cắt theo thiết kế có sẵn tạo nên những sản phẩm từ vải jean độc đáo nhất.

Quy trình sản xuất vải jeans

Phân biệt vải jeans và vải denim


Nhắc đến vải jeans, người ta sẽ nghĩ ngay đến vải denim và có khi còn nhầm lẫn 2 loại vải này là một. Thực chất, đây là 2 loại vải khác nhau, denim là tiền thân của vải jeans hiện đại ngày nay.

Vậy 2 loại vải này có gì khác nhau?

Vải denim

Vải denim được dệt ra từ 2 sợi vải khác màu nhau, thường là 1 sợi màu xanh chàm và một sợi trắng. Denim ra đời trước jeans từ thế kỷ XVII và được sử dụng vào nhiều mục đích đa dạng khác nhau như: quần áo, rèm cửa, vải bạt, vải bọc ghế, … Đây được xem là chất vải dành cho người lao động, trang phục từ vải denim toát lên sự bền bỉ, mạnh mẽ và phá cách.

Vải jeans

Khác với vải demin, jeans được dệt từ 2 sợi cùng màu xanh chàm cho ra 1 màu xanh chàm đặc trưng. Jeans sẽ có giá rẻ hơn vải denim và chất vải mềm mại hơn.

Vải jeans

Vải jeans denim

Với sự sáng tạo không ngừng nghỉ của các nhà thiết kế và các tín đồ thời trang, vải jeans denim ra đời. Đây là sự kết hợp hoàn hảo của 2 loại vải jeans và denim đã được sử dụng trong thời trang may mặc cao cấp và các thương hiệu nổi tiếng như: Adidas, Zara, Levis, Gap, Nike, … Jeans denim dần được tin dùng nhiều hơn và trở thành một loại thời trang phổ biến, đa dạng về kiểu dáng, màu sắc, mẫu mã và đối tượng sử dụng: trẻ em, thời trang công sở, trung niên, …

Các loại vải jeans


Dựa vào độ co giãn chia thành 2 loại vải Các loại vải jeans

Skinny jeans

Skinny jeans còn được gọi với cái tên là jeans thun có độ co dãn tương đối cao, form ống quần nhỏ. Đây là loại trang phục ôm sát cơ thể, thường được sử dụng để sản xuất ra các dáng quần có form thẳng đứng.

Jeans cotton

Jeans cotton có những đặc điểm như cái tên của nó là sự kết hợp giữa vải jeans và vải cotton. Loại vải này có độ co dãn thấp và có form ống quần lớn.

Đánh giá thành phần vải chia thành 4 loại

Vải jeans thun

Đây là loại vải jeans chứa 98-99% cotton trong cấu tạo và pha spandex thun, trong cả 4 loại, đây là loại có giá thành cao nhất. Pha thêm thun vào trong thành phần khiến cho vải trở nên mềm mại hơn.

Vải jeans cotton

Loại vải này có giá thành rẻ hơn jeans thun với thành phần 100% cotton. Do làm hoàn toan từ cotton nên dễ bị nhăn và độ co giãn thấp hơn.

Jeans cotton pha Poly

Còn được gọi là jeans cotton pha poly và spandex. Loại vải này có giá thành thấp nhất. Pha thêm poly trong thành phần sẽ khiến vải ít nhăn hơn nhưng sẽ càng thô và nóng. Thành phần poly càng nhiều thì sẽ càng nhận thấy điều này rõ rệt hơn. Thường thì thành phần poly trong sản phẩm càng cao thì giá càng giẩm dần.

Do 2 loại vải trên giá rất cao nên người ta thường pha thêm poly vào để đẩy giá uần jeans xuống. một phần để dể cạnh tranh, phần khác là phù hợp với những người tiêu dùng ở mức thấp hơn.

Jeans tái chế không qua xử lý

Loại jeans này được may lại từ các loại vải tái chế. Thường thì thành phẩm sẽ pha thêm 35% poly hoặc 65% poly, trên thị trường phổ biến 2 loại này, tên gọi khác là 35/65 và 65/35.

Vì thành phần poly nhiều nên khi mặc sẽ cảm thấy rất thô và khó chịu cho những hoạt động hàng ngày, dĩ nhiên giá thành của nó cũng là thấp nhất trong 4 loại.

Jeans tái chế không qua xử lý

Đặc tính


Ưu điểm

- Độ bền: Trong các loại vải, vải Jeans được đánh giá cao nhất về độ bền rất cao. Thông thường Jeans không bị hỏng, sờn rách, xô chỉ như những loại vải khác. Các sản phẩm may mặc từ Jeans có thể sử dụng được trong 10 năm, thậm chí còn lâu hơn thế nếu sử dụng đúng cách. Với độ bền vượt trội, Jeans còn được ứng dụng trong việc sản xuất quần áo lao động.

- Tạo phong cách cá tính: Trong tủ quần áo của chúng ta, luôn có những sản phẩm được làm từ vải Jeans, Jeans tạo phong cách ấn tượng, thoải mái, cá tính tuyệt vời cho người mặc. Bạn có thể lựa chọn quần jeans, áo jeans, váy jeans. Tất cả đều rất tuyệt vời để tạo nên phong cách.

- Sự thoải mái: Những sản phẩm làm từ Jeans cao cấp mang đến cảm giác mặc rất thoải mái, không hề bí bách như chúng ta nghĩ. Bạn có thể sử dụng quanh năm, trong cả mùa đông và mùa hè tạo nên mức độ thoải mái cao nhất cho người mặc.

Nhược điểm

- Co giãn kém: Nhược điểm lớn nhất của vải Jeans đó là khả năng co giãn, có thể là không co giãn hoặc co giãn kém. Vì vậy, Jeans không phù hợp với những hoạt động thể chất như chạy bộ, tập luyện thể thao.

- Lâu khô: Vải Jeans thường rất dày và không thể khô nhanh được như các loại vải khác. Khả năng thấm hút mồ hôi của Jeans cũng không cao vì vậy, Jeans thường được sử dụng vào mùa đông nhiều hơn mùa hè.

Nhược điểm vải jean

Cách bảo quản trang phục jeans phù hợp


Các trang phục, quần áo làm từ vải jeans có độ bền rất cao và tương đối dày. Nhưng bạn không nên quá ỷ lại vào độ bền tự nhiên của sản phẩm. Nếu bạn không biết cách bảo quản, sử dụng quần jeans đúng cách sẽ làm giảm độ bền vốn có của nó, có nguy cơ ảnh hưởng đến làn da và sức khỏe của người dùng.

Vậy sử dụng và bảo quản quần jeans thế nào mới đúng cách và an toàn cho sức khỏe. Bạn hãy nhớ những mẹo sau đây.

Khi bạn mới mua về 1 trang phục jeans, hãy giặt qua lần đầu trước khi mặc. Công đoạn giặt lần đầu này sẽ làm giảm bớt bụi vải cũng như các chất hóa học còn đọng lại trên bề mặt vải.

Hãy lộn mặt trái của sản phẩm để giặt. Hành động này sẽ giữ màu tốt hơn cho trang phục làm từ vải jeans mà bạn đang sở hữu.

Xem thêm:  Đệm Hanvico chính hãng giảm giá đến hơn 20% tại Đệm Xinh Luxury

Tìm hiểu các chất liệu khác


Để hiểu về các chất liệu khác trong ngành may mặc và sản xuất chăn ga gối đệm, Đệm Xinh Luxury đã tổng hợp đầy đủ các chất liệu tại bảng sau:

Vải Ren Vải Lanh Vải Kaki
Vải Kate Vải Lụa Vải Bamboo
Vải Modal Vải Satin Vải Gấm
Chất liệu Foam Vải Jacquard Vải Polyester
Vải Tencel Lông vũ Vải Cotton
Vải Đũi Vải Jeans Vải Nỉ
Vải Voan Vải TC Vải Acrylic
Vải Len Vải Thô Vải Thun
Vải Spandex Vải không dệt Vải Cashmere
Vải Visco Vải Acrylic Vải Nylon
Vải Linen Vải nhung Vải bố
Vải dạ Vải Muslin Vải borip
Vải xô Vải lông cừu Loại vải khác

Hi vọng rằng, với những thông tin và chia sẻ của https://demxinh.vn các bạn sẽ tự chọn cho mình một sản phẩm với chất liệu jeans ưng ý.

Đánh giá của bạn:

Bình luận