Vải Polyester là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng trong cuộc sống

  • 07/06/2022
  • 7211 Lượt xem

Polyester là một loại vải phổ biến trên thị trường đã và đang được rất nhiều người quan tâm. Nhờ những ưu thế đặc biệt hơn hẳn các loại sợi vải truyền thống như: khả năng cách nhiệt tốt, khó bị xuống màu, tính thẩm mỹ cao,... nên Polyester được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp thời trang và ngành sản xuất chăn ga gối đệm. Để hiểu rõ hơn vải Polyester là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng vải Polyester trong cuộc sống như thế nào? Mời bạn cùng khám phá nội dung trong bài viết sau.

Xem thêm: Ga chun trần cao cấp, uy tín tại Đệm Xinh Luxury

Mục lục nội dung

Vải Polyester là gì?

Vải Polyester là tên rút gọn của một loại polymer tổng hợp, nhân tạo, thường được gọi là polyethylene terephthalate (PET) ra đời từ năm 1951. Chất liệu chính để tạo nên vải Polyester đó chính là không khí, than đá và dầu mỏ.

Về cơ bản, bản chất của polyester chính là một loại nhựa, được tạo ra nhờ từ trình hóa học trùng hợp với 4 dạng sợi cơ bản là: sợi thô, sợi xơ, sợi fiberfill và sợi filament.

Hiện nay, sợi polyester được ứng dụng rất nhiều để sản xuất ra các sản phẩm dùng thông dụng trong đời sống hàng ngày.

Điển hình như: quần áo, vải công nghiệp, những vật liệu cách nhiệt, chăn ga gối đệm, đồ nội thất gia dụng,...

Vải Polyester là loại vải nhân tạoVải Polyester là là loại vải nhân tạo

Nguồn gốc sợi Polyester

Polyester được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1941 bởi 2 nhà hòa học người Anh là John Rex Whinfield và James Tennant Dickson. 

Đến năm 1946, DuPont đã mua bản quyền sản xuất sợi Polyester tại Mỹ và bắt đầu thị trường hóa loại sợi này vào nắm 1951 dưới cái tên Dacron. 

Sau đó, nhờ các thước phim quảng cáo và poster treo đầy ở khắp nơi nên vải Polyester đã trở nên phổ biến vào những năm 1970 tại Mỹ.

Xem thêm: Mẫu chăn ga gối đẹp, giá rẻ , chất lượng 

Polyester được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1941Polyester được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1941

Những năm 70 được đánh giá là thời kỳ đỉnh cao của vải Polyester khi nhạc sàn Disco dần trở thành món ăn tinh thần thời đại. 

Nếu mở lại những bản nhạc kinh điển vào thời kỳ này, chẳng hạn như “Brother Louie” (Modern Talking) hay I Will Survive (Gloria Gaynor),... thì bạn sẽ dễ dàng chiêm ngưỡng những độ bồ suit lấp lánh và bóng bẩy được làm từ vải Polyester.

Xem thêm:  Mua Nệm Cao Cấp Chính Hãng Giảm Sâu Tới 50%

Quy trình sản xuất vải Polyester

Quy trình sản xuất vải Polyester diễn ra nghiêm ngặt với rất nhiều các bước khác nhau, cụ thể như sau:

Bước 1: Phản ứng trùng hợp

Trộn 2 chất Dimethyl Terephthalate và Ethylene glycol lại với nhau để có thêm chất xúc tác. Sau đó, đun nóng ở nhiệt độ 50 - 210 độ C để tạo ra hợp chất có tên là Monomer. 

Tiếp theo, kết hợp Monomer với Axit Terephtalic ở nhiệt độ 280 độ C để tạo thành Polyester. Polyester khi nóng chảy quá mức sẽ thạo thành 1 dài dải.

Bước 2: Sấy khô

Dải Polyester thu được sẽ tiến hành sấy khô và làm mát cho đến khi trở nên giòn. Sau đó sợi được cắt thành nhiều mảnh nhỏ và tiếp tục được sấy khô thêm lần nữa. 

Mục đích để sợi Polyester thành phẩm có chất lượng sử dụng tốt nhất, bền bỉ theo thời gian.

Bước 3: Kéo sợi

Sợi Polyester sau khi đã cắt thành nhiều mảnh nhỏ sẽ tiếp tục được nấu chảy ở nhiệt độ 260 - 270 độ C để tạo thành dung dụng Polyester hỗn hợp đặc sệt giống siro. 

Dung dịch Polyester được đặt trong ổ phun sợi và được đùn ép qua những chiếc lỗ nhỏ với nhiều dạng khác nhau, hình trò là dạng phổ biến nhất. 

Kích thước sợi được xác định qua mật độ lỗ trong ổ phun, tùy theo kích thước sợi vải mà mật độ phun sẽ khác nhau. Sau khi phun, tất cả các sợi nhỏ sẽ xoắn lại với nhau tạo thành những sợi đơn. 

Trong quá trình kéo sợi, có thể trộn thêm nhiều loại hỗn hợp giúp khắc phục những khuyết điểm như: kháng khuẩn, kháng cháy,... của sợi Polyester.

Bước 4: Kéo căng

Sợi Polyester thành phẩm sau khi kéo sợi sẽ mềm, có thể kéo giãn ra với chiều dài gấp hàng trăm lần chiều dài ban đầu. 

Sau khi đã được thay đổi về độ dày, độ dài, đường kính thì nhà sản xuất sẽ liên kết các sợi lại với nhau giúp sản phẩm tạo được ra độ mềm và cứng đúng như mong muốn.

Bước 5: Cuốn sợi

Sợ vải Polyester sau khi đã kéo căng thành công sẽ được ép vào ống sợi lớn hoặc đóng thùng để chuyển đi tiêu thụ trên thị trường.

Tham khảo thêm: Đệm lò xo túi độc lập là gì? Top 16 đệm lò xo túi tốt nhất nên dùng

Ưu, nhược điểm của vải Polyester

Cũng như những loại vải khác thì vải Polyester cũng có những ưu nhược điểm nhất định, cụ thể như sau:

Vải Polyester bền, độ co giãn tốt và không thấm nướcVải Polyester bền, độ co giãn tốt và không thấm nước

Ưu điểm của vải Polyester

  • Vải Polyester giữ được hình dáng ban đầu, khả năng chống co rút, độ giãn tốt nên bền bỉ theo thời gian sử dụng.
  • Vải Polyester có cấu trúc chắc chắn nhờ quá trình kéo các sợi đã cuộn chặt vào nhau nên chống nhăn tốt và khó bị mài mòn.
  • Sản phẩm làm từ vải Polyester có khả năng chống nước tốt. Với đặc tính hút ẩm kém nên Polyester không bị phai màu.
  • Vải Polyester chủ yếu được sử dụng cho ngành thời trang may mặc nên có khả năng nhuộm màu nổi bật và ấn tượng. Đồng thời cũng có khả năng giữ màu cực tốt.
  • Quá trình sử dụng dễ dàng giặt giũ và phơi. Nhờ khả năng chịu lực vải tốt, sản phẩm làm từ vải Polyester cũng có thể dễ dàng sấy khô tại nhà mà không lo nhiệt độ làm hư hỏng.
  • Nhờ được sản xuất từ loại nguyên liệu có giá thành rẻ nên vải Polyester có chi phí thấp, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng.
  • Polyester có bề mặt vải trơn nhẵn, ít bị bám bụi, cảm giác khi sờ tay vào mềm mịn. Đặc biệt, vải còn có khả năng chống được vi khuẩn và nấm mốc.

Nhược điểm của vải Polyester

  • Chất vải khá dày, độ thấm hút kém nên có thể gây nóng, không phù hợp để mặc vào mùa hè.
  • Polyester là một loại vải tổng hợp nên khả năng phân hủy trong môi trường thấp, quá trình sản xuất thải ra nhiều khí và chất độc ảnh hưởng đến môi trường.
  • Vải Polyester pha cotton sẽ mềm mịn nên rất dễ cháy.

Để khắc phục nhược điểm nóng, hiện nay các nhà sản xuất đã kết hợp vải này với các chất liệu khác như: Cotton, modal,... Như vậy quá trình sử dụng bạn sẽ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.

Tham khảo:   Nệm lò xo chính hãng giảm mạnh tại  https://demxinh.vn/dem-lo-xo/ 

Ứng dụng của vải Polyester trong cuộc sống

Với những ưu điểm nổi bật mà nó đang sở hữu, hiện nay Polyester được ứng dụng rất nhiều trong may mặc, công nghiệp, đồ nội thất,... Cụ thể như sau:

May mặc

Polyester là nguyên liệu vải phổ biến hàng đầu trong ngành công nghiệp may mặc. Nếu như để ý bạn sẽ thấy, Polyester đã và đang là chất liệu chính để sản xuất quần áo, bao gồm cả trang phục thường, cả trang phục thể thao. 

Tuy chất vải có phần dày song Polyester khi kết hợp với cotton sẽ có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Bởi vậy nên vải đem lại cảm giác thoải mái và vô cùng dễ chịu cho người mặc. 

Ngoài ra, vải cũng có thể được ứng dụng để sản xuất các sản phẩm với khả năng chống thấm cao như: Túi, áo mưa, ô dù,...

Công nghiệp

Đối với lĩnh vực công nghiệp thì vải Polyester thường được ứng dụng để làm vật liệu cách điện, đệm. 

Sở dĩ vậy vì nó có những ưu điểm nổi trội như: Không hút ẩm nên vải khó dính bẩn, có khả năng kháng khuẩn và kháng bụi, dễ dàng bắt màu nhuộm và không bị phân hủy bởi nấm mốc.

Vải Polyester được ứng dụng nhiều trong cuộc sốngVải Polyester được ứng dụng nhiều trong cuộc sống

Chăn ga gối đệm

Ngoài ứng dụng trong công nghiệp, may mặc, vải Polyester ứng dụng để làm lớp cách điện trong đệm, chăn bông, gối. 

Chăn ga gối đệm nếu như 100% là vải Polyester sẽ dễ bị tích tụ điện, khi va chạm, cọ xát sẽ gây cú sốc tĩnh điện khiến mái tóc của bạn bị rối, xù lên. 

Để loại bỏ vấn đề này, Polyester cũng được pha trộn với các loại sợi ổn định chẳng hạn như cotton để tăng khả năng thấm hút mồ hôi.

Đồ nội thất

Nhờ đặc tính chống nhăn nên hiện nay, Polyester cũng được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực nội thất. 

Đồ nội thất sử dụng chất liệu Polyester sẽ bền và giữ được bề mặt căng bóng như ban đầu.  Nhờ đặc tính chống nước hiệu quả, vải Polyester cũng được ứng dụng để làm ghế sofa.

Một số câu hỏi về vải polyester

Bên cạnh những vấn đề chính về vải Polyester là gì? Ưu, nhược điểm và ứng dụng thì mọi người vẫn còn có rất nhiều những câu hỏi khác về vải Polyester như:

Vải Polyester có tốt không?

Theo như chia sẻ của những người đã và đang sử dụng vải Polyester cho biết: Vải Polyester 100% thường sẽ nóng nên khó mặc nên không được đánh giá cao trong quá trình sử dụng. 

Tuy nhiên vải Polyester sau khi đã pha trộn với vải Cotton tạo thành vải Poly Cotton thì sẽ mất đi đặc tính tự nhiên, không còn gây nóng và khó chịu nữa. 

Đặc biệt, vải Polyester không phai màu, khả năng chống nước tốt nên đang là loại vải được yêu thích và ứng dụng nhiều trong cuộc sống.

Vải Polyester có co giãn không?

Vải Polyester được các chuyên gia đánh giá là loại vải có độ giãn rất tốt cùng khả năng chống co rút hiệu quả. 

Vì vậy, người mặc sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái, khi được pha với chất liệu Cotton tăng khả năng thấm hút thì vải Polyester sẽ cho cảm giác vô cùng dễ chịu cho người mặc.

So sánh vải polyester và cotton

Vải Polyester và Cotton có đặc tính và ứng dụng khác nhau. Bạn thắc mắc sự khác nhau giữa vải Polyester và vải Cotton? Sau đây là đáp án dành cho bạn.

Phân biệt vải Cotton và PolyesterPhân biệt vải Cotton và Polyester

Vải Cotton được làm 100% từ cây bông. Đặc tính: bền chắc, dễ thấm hút mồ hôi, tuy nhiên có phần hơi khô cứng và dễ phai màu. Vải cotton pha khắc phục được nhược điểm, mềm mại và đa dạng màu sắc.

Còn vải Polyester được làm từ chất liệu chính là than đá, dầu mỏ và khí ethylene. Nên có đặc tính: không bị nhăn nhúm, độ co giãn và đàn hồi tốt, cách nhiệt và không thấm hút.

Vải Polyester được làm từ hóa chất nhân tạo còn vải Cotton được làm từ tự nhiên 100% nên vải Polyester nặng hơn và khó phân hủy hơn vải Cotton rất nhiều. Ngoài ra, quá trình vệ sinh vải Polyester cũng dễ hơn vải Cotton.

Mẹo vệ sinh và bảo quản vải Polyester

Vải Polyester có cách vệ sinh và bảo quản tương đối đơn giản và dễ dàng.

  • Thoải mái giặt, có thể giặt máy hoặc giặt tay, giặt khô đều được.
  • Do có khả năng chống co giãn tốt nên vải Polyester không cần phải là hay ủi nhiều lần.
  • Quá trình sử dụng nên hạn chế tác động nhiệt quá cao để giúp cho vải được mềm màu hơn.

Tìm hiểu các chất liệu khác


Ngoài các chất liệu khác trong ngành may mặc và sản xuất chăn ga gối đệm thì Đệm Xinh Luxury đã tổng hợp đầy đủ các loại vải khác trên thị trường hiện nay tại bảng sau:

Vải Ren Vải Lanh Vải Kaki
Vải Kate Vải Lụa Vải Bamboo
Vải Modal Vải Satin Vải Gấm
Chất liệu Foam Vải Jacquard Vải Polyester
Vải Tencel Lông vũ Vải Cotton
Vải Đũi Vải Jeans Vải Nỉ
Vải Voan Vải TC Vải Acrylic
Vải Len Vải Thô Vải Thun
Vải Spandex Vải không dệt Vải Cashmere
Vải Visco Vải Acrylic Vải Nylon
Vải Linen Vải nhung Vải bố
Vải dạ Vải Muslin Vải borip
Vải xô Vải lông cừu Loại vải khác

Vừa rồi là tất tần tật những thông tin liên quan đến vải Polyester là gì? Hy vọng với những chia sẻ này bạn đã hiểu rõ hơn về chất liệu vải này. Nếu như còn có bất kỳ băn khoăn, thắc mắc nào khác về vải và các sản phẩm được sản xuất từ chất liệu vải này, vui lòng liên hệ tới số hotline 1800 5051 để được Đệm xinh hỗ trợ.

Đánh giá của bạn:

Bình luận