Vải acrylic là gì? Đặc tính và ứng dụng của sợi acrylic

  • 11/09/2022
  • 6371 Lượt xem

Vải Acrylic là một loại vải nhân tạo được sản xuất từ các acrylic tổng hợp chuỗi dài gồm ít nhất 85% acrylonitrile. Với đặc tính độ bền cao nên vải acrylic thường được dùng trong ngành công nghiệp may mặc và các đồ dùng gia đình như thảm, vải bọc. Nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn về vải acrylic, ở bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan tới chất liệu này.

Xem thêm: Chăn ga tencel chính hãng, giá rẻ 

Mục lục nội dung

Vải acrylic là gì?


Vải acrylic được làm từ các sợi acrylic. Loại vải nhân tạo tổng hợp này được phát triển với mục đích ban đầu là thay thế cho chất liệu len. Chất liệu vải này được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp dệt kim.

Vải acrylic là gì

Sợi acrylic được sản xuất từ acrynonitrile - một loại hóa dầu trong đó acrynonitrile thường được kết hợp với một lượng nhỏ những loại hóa chất khác để cả thiện khả năng hấp thụ thuốc nhuộm của vải tấm acrylic thành phầm

Sợi vải acrylic được phát minh vào năm 1941 bởi Dupont - gã khổng lồ trong ngành công nghiệp dệt may. Đến năm 1950 thì chất liệu này đã được sản xuất với số lượng lớn.

Xem thêm: Đệm bông ép, Nệm bông chính hãng giảm sâu đến 50%

Quy trình sản xuất


Sợi acrylic được làm từ Acrylonitrile - một loại chất lỏng không màu có nguồn gốc từ nhựa polypropylene. Chất này sẽ được kết hợp với các hóa chất khác rồi đưa vào quy trình kéo sợi.

kéo sợ acrylic

Sau đó toàn bộ hỗn hợp sẽ được bơm vào bình chứa đầy không khí rồi sấy khô hoặc phun vào nước và làm ướt để định hình sợi.

Các sợ acrylic thu được sẽ đem rửa sạch rồi sấy khô và uốn nếp rồi quấn thành cuộn và đưa đến quá trình dệt vải.

Xem thêm: Chăn ga đệm everon cao cấp, chính hãng

Lịch sử ra đời của sợi acrylic

Sợi acrylic xuất hiện lần đầu tiên trong phòng thí nghiệm của DuPont vào năm 1941. Một nhà khoa học đã phát hiện ra acrylic trong khi nghiên cứu sợi rayon. Ban đầu loại vải này được gọi là Yarn A và sau đó được đăng ký nhãn hiệu với tên Orlon.

Dupont đã xem xét sử dụng sợi acrylic thay vì len, nhưng gặp vấn đề với nhuộm và kéo sợi. Đồng thời, nylon và polyester đã bùng nổ trong thời gian đó đến nỗi các nhà sản xuất ngừng phát triển sợi acrylic. Vào những năm 1950, khi những trở ngại trên đã được khắc phục hoàn toàn, DuPont tiếp tục làm áo len từ sợi acrylic.

Và cho đến những năm 1970, việc sử dụng loại vải này một lần nữa bị hạn chế bởi phong trào môi trường, và việc sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường đã xuất hiện. Đặc biệt, có nhiều số liệu chứng minh quá trình sản xuất và thành phần của loại vải này có chứa một số chất độc hại, sẽ khiến người sử dụng mắc bệnh ung thư. 

Vào thời điểm này, sản lượng acrylic sụt giảm, buộc họ phải xuất khẩu sang các nước châu Á và châu Phi để duy trì doanh số bán hàng.

Ngày nay, việc sản xuất sợi acrylic tập trung ở Viễn Đông, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Mexico và Nam Mỹ. Một số nhà sản xuất châu Âu tiếp tục duy trì sản xuất sợi như Drolon, Montefiber, Fisipe.

Đặc tính


Ưu điểm

Vải acrylic có trọng lượng nhẹ, ấm  chính vì thế chất liệu này là giải pháp thay thế vải len cực kỳ hữu hiệu.

Bên cạnh đó vải acrylic cũng được biết đến với khả năng kiểm soát độ ẩm cực ấn tượng cùng khả năng đàn hồi và giữ nguyên định hình của nó trong suốt quá trình sử dụng đem lại cảm nhận tuyệt vời khi dùng.

Bên cạnh đó vải acrylic còn có khả năng khô nhanh khi sấy, có thể chống lại các vết bẩn, các nếp nhăn và tia cực tím.

Sơ với các sợi tự nhiên khác thì giá thành của sợi acrylic rẻ hơn rất nhiều. Chính vì vậy các sản phẩm sử dụng loại chất liệu này cũng phổ biến hơn.

Khả năng chịu nhiệt của vải acrylic vô cùng ấn tượng, nó đứng thứ 2 trong danh sách những sợi tổng hợp có khả năng chịu nhiệt tốt nhất.

Vải Acrylic còn có khả năng chống lại các loại sâu bướm, một số loại dầu, loại bỏ các hóa chất đồng thời khó bị oxy hóa dưới điều kiện ánh nắng mặt trời.

Loại vải này có thể nhuộm nhiều tông màu sáng khó tính cũng độ bền cực kỳ ấn tượng.

ưu điểm vải acrylic

Nhược điểm

So vưới các chất liệu khác thì acrylic thiếu đi sự mềm mại nhất định và có thể gây dị ứng da ở một số trường howhp.

Đặc tính kỵ nước của vải acrylic cũng là một nhược điểm vì vải sẽ dễ bị tĩnh điện và bám víu trong suốt quá trình sự dụng. Thành phần của vải acrylic chủ yếu là nhựa nên sản phẩm đặc biệt dễ cháy và khó có thể dập tắt được.

Trong tất cả các loại vải, acrylic là chất liệu không có khả năng chống mài mìn nhất nên trong bất kỳ ứng dụng nào từ chất liệu này đều phải sử dụng thêm chất liệu chống mài mòn để hỗ trợ.

Đối với môi trường thì vải acrylic cũng là một mối đe dọa vô cùng lớn. Nguyên nhân sâu xa là do thành phần polymer để tạo ra chất liệu này rất khó phân hủy, bằng chứng là các nhà khoa học đã chỉ ra rằng vải acrylic có thể tồn tại đến 200 năm sau khi được thải ra ngoài môi trường sống.

Tham khảo:  Chăn Ga Gối Đệm Cao Cấp Chính Hãng Mới 2022

Ứng dụng


Chúng ta có thể bắt gặp sự xuất hiện của vải acrylic ở hầu hết các mọi thứ có mặt trong gia đình từ quần áo đến các đồ nội thất.

Các đồ dùng trong nhà

Vải acrylic dùng để sản xuất các loại chăn, thảm, vải bọc, vali đựng hành lý đến mái hiên hay  dụng cụ bảo quản đồ gỗ ngoài trời.

Các loại trang phục

Được dùng để sản xuất áo len, các loại quần áo dệt kim, đồ thể thao đến quần áo trẻ em.

Ứng dụng khác

Bên cạnh những ứng dụng phổ biến kể trên thì sợi acrylic còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác như sản xuất các loại khăn lau hoặc dùng để thay thế bê tông và vữa tăng cường được sử dụng trong ngành công nghiệp.

Xem thêm: Đặt đệm theo yêu cầu tại Đệm Xinh Luxury

Nhận biết các loại vải acrylic phổ biến

Có nhiều biến thể khác nhau của loại vải này bằng cách kết hợp sợi acrylic với nhiều loại sợi khác. Cùng nhau khám phá nhé.

Sợi acrylic

Vật liệu này sử dụng ít nhất 85% acrylonitrile trong thành phần của nó.

Vải acrylic Lastier

Lastrile là hỗn hợp của diene và acrylonitrile. Chất liệu này cũng đang được ưa chuộng trên thị trường bởi khả năng co giãn và đàn hồi cao, 100% acrylic.

Vải acrylic Modacrylic

Vật liệu này là một biến thể của sợi acrylic với thành phần acrylonitrile, nhưng nhiều loại polyme khác được sử dụng trong sản xuất, chẳng hạn như vinylidene clorua. Kết quả là, loại vải này thường mềm hơn, co giãn hơn, chống nhăn và bền hơn so với acrylic nguyên chất. Đặc biệt, vải acrylic biến tính còn có khả năng chống mài mòn và chống cháy tốt nên được sử dụng rộng rãi để làm trang phục hàng ngày, giữ dáng và giữ dáng rất tốt.

Vải acrylic Nitrile

Không giống như acrylic, nitrile chủ yếu được cấu tạo từ clorua vinylidene. Chất liệu này trở nên phổ biến ở thị trường Mỹ vào năm 1960, nhưng trước đó đã rất phổ biến ở châu Á.

So sánh vải acrylic và Vải Polyester

Hãy cùng điểm qua hai loại vải nhân tạo đang rất được ưa chuộng trên thị trường, hai loại vải này có gì giống và khác nhau:

Các thành phần và tính năng

Cả hai vật liệu này đều có nguồn gốc từ nhựa, rayon và vải tổng hợp và dễ dàng bị thấm dầu, nhuộm và kỵ nước. Về khả năng cách điện, acrylic vượt trội hơn và do đó có khả năng cách nhiệt tốt hơn. Đó là lý do tại sao vải acrylic được ưa chuộng vào mùa đông, còn polyester thì đa năng trong mọi điều kiện thời tiết.

So sánh vải acrylic

Độ bền


Cả hai loại vải đều cực kỳ bền và có khả năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Đặc biệt, sợi acrylic dễ bắt lửa, mài mòn hoặc kháng hóa chất hơn polyester.

Sự bền vững


Vải polyester bền vững hơn và dễ tái chế. Trong khi đó, acrylic phải mất 200 năm để phân hủy hoàn toàn. Quá trình phân hủy này cũng gây tranh cãi khi các chất độc và hóa chất được thải ra môi trường khi chúng tác động tiêu cực đến môi trường.

Cách vệ sinh bảo quản


Để vải acrylic luôn bền bỉ trong suốt quá trình sử dụng thì quá trình vệ sinh, bảo quản phải được thực hiện đúng đắn các bước như:

Giặt các sản phẩm từ vải acrylic bằng tay với nước ấm. Để làm giảm bớt sự tĩnh điện từ sợi vải nàu nên dùng nước làm mềm vải trong lần giặt thứ 3 hoặc thứ tư.

Sau khi giặt hãy dùng tay và lực vừa đủ để vắt rồi sử dụng móc treo không gỉ để treo và phơi khô.

Nếu giặt vải acrylic bằng máy hãy sử dụng nguồn nước ấm để giặt và dùng nước làm mềm vải trong lần xả cuối cùng.

Nên hạn chế việc sấy khô các sản phẩm từ vải acrylic. Nếu bắt buộc phải là ủi sản phẩm hãy sử dụng mức nhiệt vừa phải.

Tìm hiểu các chất liệu khác


Để hiểu về các chất liệu khác trong ngành may mặc và sản xuất chăn ga gối đệm, Đệm Xinh Luxury đã tổng hợp đầy đủ các chất liệu tại bảng sau:

Vải Ren Vải Lanh Vải Kaki
Vải Kate Vải Lụa Vải Bamboo
Vải Modal Vải Satin Vải Gấm
Chất liệu Foam Vải Jacquard Vải Polyester
Vải Tencel Lông vũ Vải Cotton
Vải Đũi Vải Jeans Vải Nỉ
Vải Voan Vải TC Vải Acrylic
Vải Len Vải Thô Vải Thun
Vải Spandex Vải không dệt Vải Cashmere
Vải Visco Vải Acrylic Vải Nylon
Vải Linen Vải nhung Vải bố
Vải dạ Vải Muslin Vải borip
Vải xô Vải lông cừu Loại vải khác

Tổng kết


Về cơ bản acrylic là một sợi vải khá nóng và không đảm bảo được sự an toàn tuyệt đối nhất cho người dùng chính vì vậy bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định lựa chọn các sản phẩm từ chất liệu này. Hãy chắc chắn rằng các sản phẩm bạn sử dụng hàng ngày đặc biệt là những sản phẩm chăm sóc giấc ngủ như chăn ga gối đệm được làm từ chất liệu cao cấp và an toàn nhất. Hãy nhnh chóng đến với hệ thống chăn ga gối đệm lớn nhất Hà Nội - Đệm Xinh Luxury để được tư vấn chọn mua những bộ chăn ga gối cao cấp từ những chất liệu những chất liệu an toàn, thân thiện với sức khỏe.

Mong rằng với những thông tin về sợi vải acrylic mà Đệm Xinh Luxury chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chất liệu này và có những phương pháp bảo quản và vệ sinh chất liệu vải này đúng nhất.

Đánh giá của bạn:

Bình luận