Vải gấm là gì? Ưu, nhược điểm và tính ứng dụng của vải gấm

  • 07/06/2022
  • 5587 Lượt xem

Vải gấm là sự giao thoa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại nên tạo sức hút khó cưỡng. Sự xuất hiện của vải gấm trong những bộ chăn ga gối đệm tạo sự vẻ đẹp vừa sang trọng vừa thời thượng. Hiện nay, vải gấm đang là sự lựa chọn yêu thích của rất nhiều phụ nữ. Vậy vải gấm là gì? Vải gấm có ưu điểm gì vượt trội. Hãy cùng Đệm Xinh khám phá nội dung trong bài viết sau đây nhé.

Mục lục nội dung

Vải gấm là gì?

Vải gấm có nguồn gốc tự nhiên, chất liệu chính để sản xuất đó chính là sợi tơ tằm. Khác với những loại chất liệu vải khác, vải gấm có kỹ thuật dệt tinh xảo và phức tạp hơn hẳn các phương pháp dệt lụa tơ tằm khác. 

Vì vậy nên gấm được đánh giá là một loại vải thượng hạng có màu sắc và hoa văn vô cùng tinh xảo. Cũng chính vì lý do đó nên vải gấm được mệnh danh là: “Bà chúa của hàng tơ lụa”.

Xem thêm: Bộ chăn ga cotton cao cấp, uy tín 

Vải gấm có nguồn gốc tự nhiênVải gấm có nguồn gốc tự nhiên

Vải gấm có hoa văn cầu kỳ, màu sắc bắt mắt. Bề mặt vải tạo cảm giác mềm mịn, có độ láng bọng nhẹ và độ ánh tự nhiên. Hiện nay, vải gấm được sử dụng nhiều và được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau.

Quá trình hình thành và phát triển của vải gấm

Vải gấm xuất hiện lần đầu tiên từ 5000 trước tại Trung Quốc, sau đó dần dần mở rộng ra một số các nước lân cận như: Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc. 

Tại Việt Nam vải gấm cũng có lịch sử phát triển lâu đời. Vào đời vua Hùng thứ 6, công chúa Thiều Hòa đã phát hiện ra phương pháp dệt vải gấm.

Bởi vậy nên rất nhiều ý kiến đã cho rằng, vải gấm chính là một loại vải mang bản sắc thuần túy của dân tộc Việt Nam.

Ngày trước, gấm được dệt chủ yếu từ tơ tằm – một nguồn nguyên liệu dệt xa xỉ, có giá trị đắt đỏ. Vì vậy nên gấm chỉ dành cho các vị vua chúa và quan lại cấp cao sử dụng. 

Ngày nay khi xã hội càng ngày càng phát triển và các kỹ thuật dệt ngày càng được cải tiến thì vải gấm đã được phát triển thành nhiều dòng vải gấm khác nhau như: Vải gấm Cotton, gấm nhân tạo, gấm sợi tổng hợp để đa dạng hơn đối tượng tiêu dùng.

Xem thêm: Đệm lò xo dunlopillo audrey cao cấp, chính hãng tại Đệm Xinh Luxury

Quy trình dệt gấm

Quá trình dệt vải gấm vô cùng phức tạp và cầu kì, nó đòi hỏi những người thợ trong suốt quá trình phải hết sức cẩn thận và tỉ mỉ. 

Ngày nay, dệt gấm hoa đang là kỹ thuật dệt phổ biến nhất, mặt phải hiển thị rõ nét các hoa văn và mặt trái hình mờ hơn. Thông thường, một quy trình dệt vải gấm với kỹ thuật gấm hoa sẽ diễn ra như sau:

  • Để tạo ra vải gấm thì đầu tiên người thợ sẽ phải chuẩn bị một chiếc khung cửi (khung hoa) có thiết kế 2 tầng. 
  • Sau khi đã chuẩn bị xong thì cần 2 người thợ phối hợp nhịp nhàng với nhau để dệt vải. Lúc này, một người sẽ kéo hoa, khi con thoi kêu lên 2 tiếng thì người sau nhanh tay dệt vải nhịp nhàng.
  • Để tạo ra họa tiết nổi trên vải, người thợ cần phải luồn một cách công phu và khéo léo. 

Xem thêm: Vải modal chất lượng 

Quy trình dệt vải gấm diễn ra tỉ mỉ và công phu

Quy trình dệt vải gấm diễn ra tỉ mỉ và công phu

Đặc tính của vải gấm

Vải gấm là một loại vải sang trọng và đẹp nên có rất nhiều đặc tính nổi bật. Tiêu biểu trong đó là một số đặc tính nổi bật sau:

Màu sắc đa dạng, sang trọng

Đặc tính đầu tiên của vải gấm có thể kể đến đó chính là có màu sắc phong phú và đa dạng với đầy đủ các loại màu. 

Sự kết hợp của nhiều màu sắc cùng nhiều loại hoa văn khác nhau đã tạo nên một tấm vải vô cùng tinh tế và độc đáo. Đặc biệt, vải gấm còn có khả năng bắt sáng tốt nên có ảnh hưởng tích cực đến thị giác người nhìn.

Gấm trước khi dệt sẽ được nhuộm mày trước. Bằng cách này, trong quá trình dệt dù sợi ngang hay dọc thì màu sắc của vải cũng không bị thay đổi, vẫn tạo nên sự hài hòa và tinh tế.

Xem thêm:  [Top 10] đệm cao cấp nhập khẩu đẹp & sang trọng nhất 2023

Hoa văn trang trí tinh tế

Theo như một số đánh giá của những người đã dùng vải gấm rồi cho biết: Bất kỳ một hoa văn điểm xuyến nào trên vải cũng đều mang lại độ sắc nét và ấn tượng cho người dùng. 

Hoa văn trên vải gấm được tạo nên từ sự pha trộn giữa nghệ thuật truyền thống và yếu tố hiện đại. Kết hợp cùng cách sắp xếp bố cục khoa học và cân xứng nhau nên không hề gây rườm rà và rối mắt mang lại vẻ đẹp rất sang trọng và phóng khoáng.

Để tạo được những hoa văn trang trí ấn tượng và sống động trên tấm vải, những người thợ cần phải có đôi bàn tay vô cùng khéo léo và chuyên nghiệp.

Hoa văn tinh xảo, sắc nét mang lại vẻ đẹp hoàn hảoHoa văn tinh xảo, sắc nét mang lại vẻ đẹp hoàn hảo

Độ bền cao

So với những loại chất liệu khác thì vải gấm có độ dày cao hơn. Hơn nữa, vải gấm còn được tạo nên từ sợi tơ tằm có nguồn gốc tự nhiên nên có độ bền rất cao.

Ngoài độ bền theo thời gian sử dụng, vải gấm còn dẻo dai, màu sắc vải bền màu, không bị phai màu.

Ưu nhược điểm của vải gấm

Vải gấm có những ưu điểm và nhược điểm như sau: 

Vải gấm có ưu điểm gì?

Bền, tuổi thọ cao: Chất liệu vải gấm dày nên có độ bền cao. Tuy có thời gian sử dụng lâu nhưng màu sắc sản phẩm vẫn luôn đảm bảo về độ mới.

Tính thẩm mỹ cao: Vải gấm bóng mịn và không bị phai màu nên có tính thẩm mỹ cao và giữ được tính thẩm mỹ lâu dài cho sản phẩm.

Phong phú về màu sắc: Tuy là loại vải dệt tự nhiên song gấm có đa dạng và phong phú rất nhiều loại màu sắc khác nhau. Đặc biệt, gấm còn bắt sáng tốt nên có khả năng kích thích tuyệt vời vào thị giác. Đó chính là lý do tại sao những bộ trang phục làm từ vải gấm luôn làm cho người mặc tỏa sáng.

Họa tiết hoa văn trang trí tinh xảo, đa dạng: Điểm nổi bật và ấn tượng nhất của vải gấm đó chính sự xuất hiện của những họa tiết hoa văn đầy tinh xảo và ấn tượng. Qua đôi bàn tay khéo léo, tài hoa của những người nghệ nhân, hoa văn hiện lên cân đối mang tính thẩm mỹ cao.

Chất liệu tự nhiên, thân thiện với môi trường: Vải gấm được làm ra từ nguyên liệu tự nhiên kết hợp cùng với quá trình gia công hoàn toàn bằng thủ công nên thân thiện với môi trường. Đồng thời an toàn và không gây kích ứng cho da.

Sang trọng, thể hiện đẳng cấp người mặc: Từ xưa đến nay mọi người vẫn hay truyền tai nhau câu “lụa là gấm vóc” hay “sống trong nhung lụa”. Những câu nói này đã phần nào thể hiện được tính thượng lưu, sang trọng và đẳng cấp của loại vải này.

Vải gấm có nhược điểm gì?

Vải gấm dễ thấm nước và phơi lâu khô: Điều này khiến cho quá trình vệ sinh, làm sạch vải gặp nhiều khó khăn. Do phơi lâu khô nên nếu như phơi ở những nơi thiếu nắng hoặc thời tiết âm u thì sẽ gây ra mùi hôi rất khó chịu.

Dễ bám bẩn và vết bẩn khó phai: Nếu như vô tình để sản phẩm dính vết bẩn hay một số chất tẩy rửa bám vào thì sẽ rất khó để làm sạch hoàn toàn.

Xem thêm: Mua Đệm Foam Chính Hãng, Nệm Foam Giảm Tới 40%

Ứng dụng của vải gấm trong đời sống

Vải gấm là sự kết hợp yếu tố cổ điển và truyền thống mang tới nét đẹp sang trọng, quyền quý và quý phái cho người mặc. Ngày nay, vải gấm được ứng dụng trong đời sống như sau:

Sản phẩm may mặc

Vải gấm với hoa văn tinh xảo, chất liệu vải óng ả, sang trọng nên được ứng dụng sử dụng nhiều trong lĩnh vực may mặc. 

Thường vải gấm hay được sử dụng để may áo dài, bao gồm cả áo dài truyền thống và áo dài cách tân. Ngoài may quần áo, gấm còn được dùng để làm túi, giày cao gót.

Sản xuất các đồ thủ công mỹ nghệ

Hiện nay, các mặt hàng vải gấm đang là loại hàng thủ công mỹ nghệ được đánh giá rất cao. Ưu điểm của nó là: Đa dạng màu sắc, họa tiết tinh xảo, phong phú. Chính vì vậy nên vải gấm có giá trị cao, được nhiều du khách trong và ngoài nước mua về làm quà tặng.

Vải gấm là loại hàng thủ công mỹ nghệ rất được ưa chuộngVải gấm là loại hàng thủ công mỹ nghệ rất được ưa chuộng

Dùng vải gấm để làm đồ trang trí nội thất

Bên cạnh việc ứng dụng trong may mặc, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, vải gấm còn được sử dụng để làm đồ trang trí nội thất như: Rèm cửa, gối tựa lưng, đệm hay bộ chăn ga gối lụa gấm.

Các loại vải gấm đang phổ biến trên thị trường

Để đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng. Hiện nay trên thị trường đã có rất nhiều loại vải gấm khác nhau. Sau đây là 4 loại gấm đang được dùng phổ biến nhất. 

Chất liệu vải gấm hoa nổi

Vải gấm hoa nổi có họa tiết được thêu nổi trên bề mặt vải. Đây được xem là một loại vải có tính thẩm mỹ cao và mang nét nghệ thuật độc đáo. Đặc tính của loại vải này đó là: Chất vải đẹp, bề mặt sang trọng và tinh tế.

Chất liệu vải gấm trơn

Vải gấm trơn là vải gấm truyền thống đã và đang được sử dụng ở khắp nơi trên thế giới. Đặc tính của chất liệu vải này là: Bề mặt trơn nhẵn, mềm mịn, tuổi thọ cao. Tuy bề mặt trơn có phần đơn điệu nhưng vải gấm trơn vẫn thể hiện được vẻ đẹp óng ả, đơn giản mà vô cùng tinh tế.

Vải gấm trơn óng ả, đơn giản mà vô cùng tinh tếVải gấm trơn óng ả, đơn giản mà vô cùng tinh tế

Chất liệu vải gấm cứng

Vải gấm cứng là loại vải có độ rũ thấp, form cứng hơn,  quá trình sản xuất đơn giản hơn so với vải gấm trơn. So với vải gấm trơn thì vải gấm cứng không điệu đà và thướt tha bằng.

Chất liệu vải gấm trắng

Vải gấm trắng là vải gấm có màu trắng kết hợp cùng với chất liệu óng ả, thướt tha nên được đánh giá là chất liệu thuần khiết và sang trọng nhất. Hiện nay, vải gấm trắng đang được rất nhiều người ưa chuộng.

Vải gấm có rất nhiều mức giá khác nhau, tùy thuộc vào loại vải mà mức giá mua của mỗi người mỗi khác.

Thông thường, vải gấm trơn sẽ rẻ hơn vải gấm hoa nổi và vải gấm tơ sẽ loại vải có mức giá cao nhất. Vải gấm cotton và vải gấm sợi tổng hợp sẽ có giá rẻ nhất. Mức giá các loại vải gấm có giá dao động như sau:

  • Vải gấm tơ tằm có giá từ 400.000đ - 500.000đ/mét 
  • Gấm lụa có giá từ 250.000đ – 300.000đ/mét
  • Gấm ngũ sắc giá khoảng 400.000đ/mét
  • Vải gấm trắng giá giao động từ 300.000đ – 350.000đ/m

Tùy từng loại vải gấm sẽ có mức giá khác nhauTùy từng loại vải gấm sẽ có mức giá khác nhau

Cách vệ sinh và bảo quản vải gấm

Để có tuổi thọ cao cũng như để giữ được màu sắc luôn đẹp trong quá trình sử dụng thì bạn cần biết cách vệ sinh và bảo quản vải gấm. Sau đây là chia sẻ cho bạn:

  • Không nên giặt máy , ưu tiên giặt bằng tay để giữ độ bền cho vải.
  • Chỉ nên sử dụng các loại chất tẩy rửa nhẹ từ thiên nhiên hoặc xà phòng trung tính, dịu nhẹ. Tuyệt đối không nên sử dụng chất tẩy rửa hóa học vì có thể gây hại cho sản phẩm.
  • Trong quá trình giặt cần phải điều chỉnh nhiệt độ nước phù hợp để tránh tình trạng co rút vải và mất đi độ bóng khi nước quá nóng.
  • Phơi sản phẩm ở những khu vực thông thoáng, có gió tự nhiên, tránh nơi âm u và khi phơi nên lộn mặt trong của vải ra.

Tìm hiểu các chất liệu khác


Ngoài các chất liệu khác trong ngành may mặc và sản xuất chăn ga gối đệm thì Đệm Xinh Luxury đã tổng hợp đầy đủ các loại vải khác trên thị trường hiện nay tại bảng sau:

Vải Ren Vải Lanh Vải Kaki
Vải Kate Vải Lụa Vải Bamboo
Vải Modal Vải Satin Vải Gấm
Chất liệu Foam Vải Jacquard Vải Polyester
Vải Tencel Lông vũ Vải Cotton
Vải Đũi Vải Jeans Vải Nỉ
Vải Voan Vải TC Vải Acrylic
Vải Len Vải Thô Vải Thun
Vải Spandex Vải không dệt Vải Cashmere
Vải Visco Vải Acrylic Vải Nylon
Vải Linen Vải nhung Vải bố
Vải dạ Vải Muslin Vải borip
Vải xô Vải lông cừu Loại vải khác

Trên đây là toàn bộ những thông tin về vải gấm. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trong bài viết bạn đã hiểu rõ hơn về chất liệu vải này. Nếu cần biết thêm thông tin hãy liên hệ ngay tới Hotline: 1800.1051 hoặc đến trực tiếp các showroom của Đệm Xinh Luxury để được tư vấn đầy đủ hơn.

Đánh giá của bạn:

Bình luận