Vải nhung là gì? Đặc tính, phân loại, ứng dụng của vải nhung

  • 14/06/2022
  • 2587 Lượt xem

Nếu bạn là một người yêu thích sự cổ điển và tôn thờ sự sang trọng thì chắc hẳn bạn sẽ không còn cảm thấy xa lạ gì với vải nhung nữa. Vải nhung là một loại vải cao cấp đã và đang được ứng dụng sử dụng nhiều trong cuộc sống. Với bề mặt mềm mịn, vẻ ngoài sáng bóng cùng khả năng giữ ấm hiệu quả nên được rất nhiều người yêu thích. Để hiểu rõ hơn về vải nhung là gì? Đặc tính, phân loại và ứng dụng của vải nhung trong cuộc sống. Mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết nội dung trong bài viết sau đây.

Xem thêm: Cửa hàng Đệm Xinh bán chăn ga gối đệm giá rẻ, uy tín

Mục lục nội dung

Vải nhung là gì?


Vải nhung (tên tiếng anh: Velvet fabric) là một loại vải được dệt thủ công bằng tay theo công nghệ dệt thoi.

Nguyên liệu chính để dệt vải nhung đó chính là từ sợi tơ tằm kết hợp cùng với các loại sợi tổng hợp.

Vải nhung có quá trình sản xuất rất kỳ công và kỳ công. Những người thợ khi dệt cần phải thật tỉ mỉ bố trí các sợi cắt dày và đều nhau để sao cho có thể tạo nên được một tấm vải đẹp, mềm mịn và sáng bóng nhất.

Chính bởi vì quá trình sản xuất cầu kỳ như vậy nên thời xưa, vải nhung thường chỉ có vua chúa, quan lại, tầng lớp quý tộc, thượng lưu sử dụng để phô trương sự xa hoa và quyền thế của mình.

Hiện nay cùng với sự phát triển của công nghệ, vải nhung đã được sản xuất kết hợp cùng với một số loại vải như: vải lanh, vải bông,... nên tính ứng dụng của vải nhung phổ biến hơn.

So với những chất liệu vải khác thì vải nhung khi cầm nắm sẽ có cảm giác dày và nặng tay hơn. 

Vải nhung có tên tiếng anh là Velvet fabric

Vải nhung có tên tiếng anh là Velvet fabric

Tham khảo:  Mua Đệm Foam Chính Hãng, Nệm Foam Giảm Tới 40%

Tham khảo: Chăn ga gối đệm tân hôn cao cấp, sang trong tại Đệm Xinh

Nguồn gốc của vải nhung


Vải nhung có nguồn gốc từ châu Á, xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỉ 14 sau công nguyên. Sau đó, vải nhung dần dần được du nhập sang Địa Trung Hải và rộng khắp châu  u qua “con đường tơ lụa”.

Tuy nhiên, một số ghi chép khác lại cho rằng: Vải Nhung xuất hiện lần đầu tiên tại Baghdad vào những năm 786 - 809 sau công nguyên dưới thời cai trị của Harun Al-Rashid và Kashmiri chính là người phát hiện ra vải nhung lần đầu tiên.

Tại Ziryab ở khu vực người hồi giáo AI-Andalus đã biết và phổ biến vải nhung. Thời đại vương quốc Mamluk tại vùng đô thị Cairo được xem là nơi sản xuất vải nhung lớn nhất thế giới và sau đó xuất khẩu sang Venice.

Hiện nay, vải nhung xuất hiện khắp Mali Empire, Iberia và châu  u. Tại Châu  u vải nhung phổ biến nhất vào thời Phục Hưng, Italia trở thành thành phố sản xuất vải nhung thống trị toàn châu âu.

Quy trình sản xuất vải nhung


Để có thể tạo nên được những tấm vải nhung đẹp và chất lượng thì sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức. Tùy thuộc vào loại nguyên liệu sản xuất mà quy trình dệt vải nhung sẽ khác nhau.

Dệt vải nhung từ lụa tơ tằm: Đây được đánh giá là quy trình sản xuất tốn nhiều thời gian và công sức nhất nên giá thành của nó thường cao.

Đối với loại vải nhung này thì đầu tiên người ta sẽ nuôi tằm lấy kén trước, sau đó mới kéo thành sợi để dệt thành vải nhung.

Dệt vải nhung từ sợi tơ nhân tạo: Sợi (rayon) hay sợi bông (cotton), lanh(linen),... thì sẽ dùng khung dệt đặc biệt. Loại khung này có thể sản xuất được vải đôi nghĩa là có thể dệt được 2 tấm vải cùng 1 lúc.

Lưu ý:

  • Trong quá trình dệt vải nhung các chiều cao dọc phải đều nhau và có độ chênh lệch không quá 0,5cm.
  • Đối với loại vải nhung sử dụng nguyên liệu từ nylon, viscose, polyester,... thì qua trình sản xuất cần phải nhuộm màu trước để có thể tạo ra được sản phẩm với màu sắc như ý.

Quy trình sản xuất vải nhung từ khung dệt đặc biệt

Quy trình sản xuất vải nhung từ khung dệt đặc biệt

Xem thêm:  Đệm bông ép chính hãng, Nệm bông ép giá rẻ với nhiều ưu đãi

Đặc tính của vải nhung


Vải nhung có những đặc tính nổi bật sau:

Đặc tính bề mặt: Vải nhung có 2 mặt, mặt ngoài thường là các sợi vải ngắn và mỏng được sắp xếp với nhau theo một trình tự nhất định. So với mặt ngoài thì mặt trong sẽ mềm và trơn nhẵn hơn.

Bề mặt vải nhung có các sợi vải với khả năng phản xạ ánh sáng tốt nên tạo hiệu ứng độ bóng và tạo nhiều tone màu khác nhau ở trên cùng một tấm vải. Đặc biệt, bề mặt vải nhung còn mềm mịn, sờ vào rất mướt tay.

Tính vật lý: Vải nhung có đặc tính cứng và dày nên khá nặng. Cấu trúc vải nhung gồ nhiều sợ xếp dày lên nhau nên có khả năng giữ nhiệt tốt.

Tính hiện đại: Vải nhung có nhiều màu sắc cùng sự cải tiến về chất liệu nên phần nào đã định hình được phong cách mới cho loại vải này.

Tính cổ điển: Vải nhung thường hiện lên trong những chất liệu vải thể hiện rõ sự hoài cổ "retro" nên mang tới vẻ đẹp của sự sang trọng và quý phái.

Các loại vải nhung


Vải nhung được phân ra thành những loại chính sau:

Vải nhung tăm

Vải nhung tăm (tiếng anh: Corduroy) là một chất liệu vải cực kỳ linh hoạt nên đã và đang được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống.

Vải nhung tăm bề mặt thường có các sớ gân, khi chạm hay khi nhìn vào sẽ thấy các sợi xoắn nằm song song với nhau và theo khuôn dọc theo chiều vải.

Đặc tính vải nhung tăm đó là: Cứng cáp, màu sắc đa dạng, những đường tăm được may tỉ mỉ nên rất đẹp và bền.

Vải nhung tuyết

Vải nhung tuyết (tiếng anh: Velvet fabric) là một loại vải vô cùng mềm mại, sờ tay vào cảm giác rất mướt và mịn.

Vải được dệt theo công nghệ xếp lớp theo 1 hướng gồm các lớp ngắn và dày nên tạo cảm giác xốp. Bề mặt vải sử dụng được cả 2 mặt, bao gồm 1 mặt trơn và 1 mặt tuyết mềm xốp.

Ngoài ra, bề mặt vải nhung tuyết cũng được thiết kế theo 2 chiều đó là: Chiều xuôi tuyết và chiều ngược tuyết tạo 2 màu trên cùng 1 tấm vải mang lại sự nổi bật cho người sử dụng.

Đặc tính vải nhung tuyết đó là: Dày mịn, co giãn tốt, Hiện nay chất liệu vải này đã được ứng dụng để may nhiều loại sản phẩm trong cuộc sống, thậm chí nó còn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà thiết kế.

Vải nhung đỏ

Cũng như tên gọi của nó, vải nhung đỏ là loại vải nhung có màu đỏ - đây là một màu vải nhung truyền thống thường sử dụng để may trang phục từ xưa cho đến nay.

Về cơ bản thì vải nhung đỏ cũng có những đặc tính của vải nhung đó là: Mềm và mịn, cảm giác mướt tay mỗi khi sờ vào, khả năng co giãn tốt. Tuy nhiên trong quá trình dệt thì các sợi nhung đã được lược bỏ bớt đi một vài chỗ.

Trang phục nhung màu đỏ mang lại sự sang trọng và quý tộc giúp người mặc có thể tỏa sáng, thể hiện lên sự quyền thế của mình.

Vải nhung đỏ là một màu vải nhung truyền thống

Vải nhung đỏ là một màu vải nhung truyền thống

Vải nhung gân

Vải nhung gân hay còn được gọi với một cái tên khác là nhung vân. Đây là một loại vải khá đặc biệt bởi nó khác rất nhiều những loại vải khác trong khâu sản xuất.

Ngoài ra, vải nhung gân còn đặc biệt bởi vì các sợi nhung được dệt so le và cao thấp lẫn vào nhau tạo nên những hình hoa văn chìm nổi vô cùng ấn tượng.

Vải nhung gân hiện lên với vẻ bề ngoài sang trọng và quý phái mang nét đặc trưng riêng mà những loại vải khác không thể có được.

Xem thêm: Chăn Ga Gối Đệm Hanvico Uy Tín Chính Hãng, Giá Tốt - Đệm Xinh Luxury

Ưu nhược điểm của vải nhung


Một số những ưu nhược điểm chính của vải nhung có thể kể đến như:

Ưu điểm

Bề mặt vải nhung mềm mịn, sang trọng và bóng: Vải nhung có vẻ bề ngoài mềm mịn, trơn nhẵn nên các sản phẩm làm từ vải nhung giúp người mặc cảm thấy vô cùng thoải mái.

Ngoài ra, bề mặt vải nhung sáng bóng còn mang đến sự sang trọng và quyến rũ cho người sử dụng.

Độ bắt sáng tốt, tôn da: Vải nhung có khả năng bắt sáng tốt nên tạo được độ bóng nhất định cho trang phục. Ngoài ra, vải còn có thể tạo được nhiều tone màu khác biệt trên cùng một tấm vải.

Khả năng giữ ấm cơ thể, giữ nhiệt hiệu quả: Vải nhung thường dày nên có khả năng giữ nhiệt cực tốt. Vào những buổi party sang trọng với tiết trời se lạnh, 1 bộ váy body nhung sẽ khiến bạn nổi lên vô cùng nổi bật.

Bền, ít nhăn và khó bị rách: Vải nhung rất bền và cũng rất ít khi bị nhăn. Trong quá trình sử dụng, vải rất chức và không bị dễ rách như vải lanh hay cotton

Ngoài ra còn nhiều loại vải khác với nhiều ưu điểm nhưng: Vải LinenVải gấmVải cottonCác loại vải phổ biến đang được ưa chuộng mà bạn có thể tha khảo thêm : 

Nhược điểm

Khó vệ sinh: Vải nhung do các sợi dệt xếp dày lên nhau nên dễ bám bụi và khó làm sạch và cũng khó để làm khô.

Vải thường nặng: Nên những bộ trang phục to, cần nhiều vải như áo choàng thường sẽ tạo cảm giác nặng nề cho người mặc.

Khó chọn màu: Nếu như không biết lựa chọn, chọn sai màu thường trang phục làm từ nhung có thể khiến người mặc già trước tuổi.

Có giá đắt đó: So với những chất liệu vải khác thì vải nhung sẽ có giá thành cao hơn.

Cách phân biệt vải nhung đúng cách


Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vải nhung khác nhau, để phân biệt bạn có thể dựa vào một số các tiêu chí sau:

Theo màu sắc

Vải nhung dễ nhuộm nên có đa dạng rất nhiều màu sắc khác nhau. Nhờ sự đa dạng màu sắc nên bạn có thể dựa vào điều này để phân biệt vải nhung với những loại vải khác.

Thực tế, không phải loại vải nhung nào lên màu cũng chuẩn, thường những loại vải chất lượng thì lên màu mới đẹp và chuẩn.

Có thể dễ dàng phân biệt vải nhung theo màu sắc

Có thể dễ dàng phân biệt vải nhung theo màu sắc

Theo họa tiết của vải

Vải nhung không chỉ có loại trơn mà còn có loại họa tiết. Họa tiết trên bề mặt vải nhung thường đa dạng và phong phú nhiều kiểu hoa văn cầu kì, mỗi kiểu sẽ thể hiện lên được vẻ đẹp và phong cách đặc trưng riêng.

Vì vậy khi lựa chọn vải nhung bạn cũng lưu ý kiểu họa tiết của hoa văn trên bề mặt để sao cho lựa chọn được cho mình sản phẩm phù hợp nhất.

Theo tính chất sợi

Như đã chia sẻ, vải nhung có nguồn gốc sản xuất từ rất nhiều loại khác nhau như: sợi tơ tằm, tơ nhân tạo, sợi cotton,…

Khi được dệt từ loại chất liệu khác nhau thì vải sẽ có những đặc điểm và tính chất riêng biệt. Vì vậy, để lựa chọn được loại vải nhung đúng như ý muốn bạn nên dựa vào đặc điểm cấu trúc, tính chất của sợi.

Ứng dụng của vải nhung trong cuộc sống


Hiện nay, vải nhung được ứng dụng phổ biến và rộng rãi rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Tiêu biểu như:  

Trang trí nội thất

Với tính chất sang trọng, họa tiết hoa văn đậm nét xa hoa, quyền quý nên vải nhung được ứng dụng sử dụng nhiều trong lĩnh vực trang trí nội thất.

Những không gian có diện tích rộng như: Căn hộ cao cấp, biệt thự,... thường rất thích hợp sử dụng những sản phẩm trang trí nội thất làm từ chất nhung như ghế sofa vải nhung, gối nhung, rèm cửa nhung,... Điều nay giúp cho không gian trở nên sang trọng và đẳng cấp hơn.

Sản xuất may mặc

May mặc là lĩnh vực đang ứng dụng vải nhung nhiều nhất hiện nay, sẽ thật là thiếu sót nếu như vải nhung không được ứng dụng trong lĩnh vực thời gian.

Hiện nay, vải nhưng đang là chất liệu vải được các bà, các mẹ dùng để may váy dạ hội, váy áo bình thường hoặc áo dài.

Sản phẩm làm từ vải nhung mang tới vẻ đẹp vừa cá tính, thanh lịch, vừa quyến rũ ngọt ngào cho người mặc.

Bên cạnh quần áo, vải nhung cũng được ứng dụng cao để may giày, boot, túi xách.

Phụ kiện

Không chỉ có tính ứng dụng cao trong ngành may mặc, vải nhung còn là nguyên liệu để sản xuất phụ kiện.

Với bề mặt lấp lánh, sáng bóng vải nhung có thể làm nổi bật các chi tiết và tăng vẻ đẹp của tổng thể trang phục. Nhờ đó, sản phẩm thu hút người chiêm ngưỡng ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Một số câu hỏi thường gặp về vải Nhung


Trong quá trình sử dụng vải nhung nhiều người có thắc mắc một số vấn đề như sau:

Vải nhung có giá bao nhiêu

Mức giá vải nhung không cố định trong một con số mà linh hoạt, biến động dựa vào  đặc tính cũng như địa điểm bán. Thông thường, giá bán vải nhung giao động trên thị trường khoảng từ 100.000 - 200.000đ/ mét.

Vải nhung nên may gì đẹp nhất

Trong số các loại vải phổ biến trên thị trường hiện nay thì vải nhung được đánh giá là loại có tính ứng dụng cao nhất trong lĩnh vực may mặc. Vải nhung thường được sử dụng nhiều để may quần áo, váy đầm, túi xách, giày.

Trong số các loại đó thì thường vải nhung may đầm dạ hội là sẽ đẹp nhất, người diện sẽ thể hiện lên được sự quyền quý, đẳng cấp và sang trọng.

Vải nhung thường được sử dụng nhiều để may quần áo, váy đầm

Vải nhung thường được sử dụng nhiều để may quần áo, váy đầm

Địa chỉ mua vải nhung uy tín nhất

Hiện nay, vải nhung đã và đang phổ biến trên thị trường nên để kiếm được địa chỉ bán là không hề khó. Tuy nhiên, bạn cần phải tìm mua vải ở những nơi uy tín, chất lượng.

Thường vải nhung hay có ở chợ đầu mối như: Chợ Ninh Hiệp, chợ Hôm, chợ vải Tân Bình, chợ vải Phú Thọ.

Ngoài ra, để mua vải bạn cũng có thể đến những cửa hàng đại lý phân phối vải chính hãng.

Cần lưu ý gì khi sử dụng vải nhung?


Để tăng độ bền cho các sản phẩm làm từ vải nhung thì bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Cách vệ sinh và bảo quản vải nhung

  • Vải nhung lâu khô nên thường ưu tiên giặt khô, trước khi giặt nên xử lý những vết bẩn cứng đầu trước.
  • Chất liệu vải nhung thường nhanh bay màu, dễ bạc nên không nên giặt máy giặt. Nếu giặt máy thì cũng không nên giặt ở chế độ thường vì chất nhung không chịu được ma sát.
  • Quá trình giặt vải nhung không nên giặt bằng nước nóng hoặc xà phòng có tính kiềm quá cao.
  • Hạn chế phơi sản phẩm làm từ vải nhung trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời bởi vải không có khả năng chịu nhiệt cao.

Cách bảo quản vải nhung

  • Không để quần áo khác đè lên quần áo làm từ vải nhung vì sẽ dễ hằn nếp gấp.
  • Vải nhung nên treo trong tủ bằng móc gỗ để giữ được độ bền đẹp như mới.
  • Khi ủi quần áo may từ vải nhung nên dùng bàn là hơi nước và có một lớp khăn hoặc vải mỏng ở phía dưới.

Tìm hiểu các chất liệu khác


Ngoài các chất liệu khác trong ngành may mặc và sản xuất chăn ga gối đệm thì Đệm Xinh Luxury đã tổng hợp đầy đủ các loại vải khác trên thị trường hiện nay tại bảng sau:

Vải Ren Vải Lanh Vải Kaki
Vải Kate Vải Lụa Vải Bamboo
Vải Modal Vải Satin Vải Gấm
Chất liệu Foam Vải Jacquard Vải Polyester
Vải Tencel Lông vũ Vải Cotton
Vải Đũi Vải Jeans Vải Nỉ
Vải Voan Vải TC Vải Acrylic
Vải Len Vải Thô Vải Thun
Vải Spandex Vải không dệt Vải Cashmere
Vải Visco Vải Acrylic Vải Nylon
Vải Linen Vải nhung Vải bố
Vải dạ Vải Muslin Vải borip
Vải xô Vải lông cừu Loại vải khác

Trên đây là tất tần tật những thông tin liên quan đến vải nhung mà chúng tôi đã tổng hợp được. Các bạn hãy tham khảo để có cho mình những thông tin thật bổ ích và chất lượng về lĩnh vực này nhé. Hy vọng bài viết của Đệm Xinh Luxury hữu ích cho bạn, nếu còn có bất cứ vấn đề nào khác cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ tới số hotline 1800 1051 để được nhân viên tư vấn nhanh chóng.

Đánh giá của bạn:

Bình luận