Vải Linen là gì? Đặc điểm, cách nhận biết và ứng dụng trong cuộc sống

  • 13/06/2022
  • 923 Lượt xem

Vải linen hay vải lanh là một loại vải rất được ưa chuộng trong cuộc sống. Không chỉ được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực may mặc, vải Linen còn được sử dụng để sản xuất đồ trang trí nội thất, nhà ở. Vậy vải Linen là gì? Chất liệu vải này có gì đặc biệt mà lại được yêu thích như vậy? Hãy cùng tham khảo nội dung trong bài viết sau để hiểu rõ hơn về loại vải này nhé.

Mục lục nội dung

Vải linen là gì?


Vải Linen có tên thuần việt là vải lanh, được dệt từ phần thân và gốc cây lanh tự nhiên. Cây lanh là một loại cây sống ở gần các hồ nước ở Thụy Sĩ, người ta sau khi lấy thân cây lanh về sẽ tiến hành tách nhỏ ra để dệt thành các sợi vải.

Các sợi vải này cần phải được dệt chặt tay và to, mục đích để trên bề mặt nhìn thấy rõ từng sợi vải cũng như để có thể cảm nhận rõ sợi vải khi sờ bằng tay.

Trong số các loại vải hiện nay thì vải Linen được đánh giá là loại vải xuất hiện đầu tiên trên thế giới.

Đặc điểm chung của vải Linen đó là: Tính thanh mảnh, dẻo dai, vải dệt chắc tay, bề mặt bóng mịn cùng khả năng chịu nhiệt cực kỳ tốt.

Vải Linen được dệt từ thân và gốc cây lanh tự nhiên

Vải Linen được dệt từ thân và gốc cây lanh tự nhiên

Nguồn gốc vải linen


Vải linen nguồn gốc sản xuất chính là từ sợi trong thân cây lanh. Cây lanh thường có mặt gần các hồ nước ở Thụy Sỹ, người ta đến đây lấy sợi trong thân cây lanh về làm vải.

Do sợi lanh thường sắc và cũng rất dễ bị hư hỏng trong quá trình thu hoạch. Nên để có thể thu hoạch được, những người thợ cần phải tiến hành thật cẩn thận và kết hợp áp dụng những kỹ thuật và công nghệ thu hoạch tiên tiến.

Sợi lanh sau khi thu hoạch sẽ được tách nhỏ và sau đó dệt thành sợi dài. Tập hợp những sợi dài lại với nhau sẽ dệt thành một tấm vải Linen.

Để có thể dệt được thành công những tấm vải Linen chất lượng và đẹp thì những người thợ sẽ phải có thao tác dệt thật chắc tay.

Tính chất của vải linen


Những tính chất chính của vải Linen có thể kể đến như:

Tính chất vật lý

  • Bề mặt thoáng khí, khả năng thấm hút mồ hôi nhanh, mang lại cảm giác thoải mái cho người dùng.
  • Vải có bền cao từ 5.5 – 6.5 gm/den(đơn vị đo độ bền của vải), độ giãn nở trong quá trình sử dụng chỉ vào khoảng 2.7 – 3.5%.
  • Tính dẻo dai, quá trình sử dụng ít khi bị co giãn và kéo căng hơn các loại vải thông thường.
  • Vải Lenmin có độ đàn hồi tương đối kém nên dễ bị xù lông và dễ bị nhăn.

Vải Linen dẻo dai, thấm hút mồ hôi tốt

Vải Linen dẻo dai, thấm hút mồ hôi tốt

Tính chất hóa học

  • Khả năng chịu nắng và chịu nhiệt tốt, thoải mái sử dụng ngoài trời mà không lo phai màu.
  • Vải Linen bền bỉ với nước, nhẹ và chất vải sờ tay vào cực kỳ mát.
  • Thành phần nguồn gốc tự nhiên dễ phân hủy, thân thiện với môi trường.

Các loại vải Linen


Một số loại vải Linen phổ biến có thể kể đến như:

Linen bột

Vải Linen bột có đặc tính mềm và dễ nhũn song lại mang cảm giác vô cùng thoải mái và dễ chịu cho người mặc. Ngoài ra, vải linen bột còn thoáng khí nên rất hợp dùng cho những ngày hè.

Nhược điểm của vải Linen bột là dễ nhũn nên việc vệ sinh quá nhiều lần bằng các chất tẩy hóa học sẽ khiến cho vải xuống màu rất nhanh. Sử dụng sản phẩm làm từ vải Linen nên hạn chế việc vệ sinh, giặt giũ quá nhiều.

Hiện nay, vải Linen ướt được ứng dụng nhiều để may rèm cửa, gối đệm hay chăn, ga.

Linen ướt

Vải Linen ướt về cơ bản vẫn có đặc tính chung với vải Linen, chất vải mềm mịn, mặc rất thoải mái.

Tuy nhiên, vải còn tồn tại nhiều nhược điểm đó là: Dễ bị nhão sau khi giặt do độ đàn hồi không cao, từ đó độ bền cũng bị hạn chế.

Thường vải Linen ướt được ứng dụng nhiều để may những loại họa tiết không quá cầu kỳ như: rèm cửa.

Vải Linen được phân chia thành rất nhiều loại khác nhau

Vải Linen được phân chia thành rất nhiều loại khác nhau

Linen tưng

So với vải Linen ướt và bột thì vải Linen tưng có khả năng giữ màu lâu hơn. Quá trình sử dụng ít khi xảy ra tình trạng co rút nên dù có giặt nhiều lần cũng ít khi bị biến dạng và hư hỏng.

Bởi vậy nên vải Linen tưng sẽ có độ bền cao và chất vải mềm mịn và mướt hơn.

Linen lụa

Vải Linen lụa hay còn được gọi là vải Linen lanh, đây là một loại vải Linen được tạo thành từ 2 chất liệu chính là lanh và lụa nên mang tới sự mềm mịn và óng ả nhất định.

Hiện nay, vải Linen lụa thường được ứng dụng để may khăn choàng hoặc áo dài cách tân với nhiều kiểu dáng và màu sắc đẹp mắt.

Linen xước

Linen xước (lien đũi) có đặc tính mỏng, nhẹ, bề mặt dệt xước và thường có màu hơi ngả nâu. Đây là nét đặc trưng riêng để nhận biết vải Linen xước với những loại vải Linen khác.

Hiện nay, vải Linen xước được ứng dụng nhiều trong ngành may mặc, là nguyên liệu để may: vest mỏng, quần,... 

Vải Linen xước có bề mặt xước nhẹ

Vải Linen xước có bề mặt xước nhẹ

Ưu nhược điểm của vải linen


Vải Linen có những ưu nhược điểm chính sau: 

Ưu điểm vải linen

Thấm hút mồ hôi nhanh: Vải Linen có khả năng thấm hút mồ hôi nhanh và tốt hơn hầu như các loại vải khác.

Việc thấm hút và bay hơi nhanh giúp sản phẩm làm từ vải này luôn khô ráo, không gây cảm giác bết dính khó chịu cho người mặc.

Chịu được nhiệt độ cao: Khí hậu Việt Nam vào ngày hè rất nắng nóng và oi bức. Bởi vậy nên những loại vải có khả năng chịu nhiệt luôn là sự lựa chọn hàng đầu của người dùng.

Vải Linen với khả năng chịu lực tốt giúp tăng độ bền và tính thẩm mỹ, có thể phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời mà không lo bị phai màu.

Thân thiện với môi trường: Vải Linen được dệt thủ công và được dệt với thành phần hoàn toàn từ tự nhiên nên dễ phân hủy, thân thiện với môi trường.

Ngoài ra, việc sản xuất từ thiên nhiên còn giúp an toàn cho làn da người sử dụng.

Bề mặt vải mịn, bóng mượt: Vải Linen được dệt từ sợi cây lanh nên nó có bề mặt bóng mượt và mềm mịn hơn so với những loại vải được dệt từ nhân tạo.

Vải Linen mỗi khi sờ vào sẽ có cảm giác rất mát, mịn cực thích tay.

Nhược điểm vải linen

Độ co giãn thấp: Điều này khiến cho quá trình vệ sinh và bảo quản vải gặp nhiều khó khăn, nếu như bảo quản không đúng cách vải sẽ dễ bị nhăn và dễ bị hỏng sau mỗi lần giặt.

Độ đàn hồi không tốt: Nếu như sử dụng một lượng nhiệt tác động trực tiếp vào quần áo làm từ chất liệu này thì vải sẽ dễ bị hư hỏng và nhăn nhúm.

Ứng dụng của vải linen trong ngành may mặc


Do sở hữu rất nhiều những ưu điểm tuyệt vời nên hiện nay vải Linen được ứng dụng phổ biến trong cuộc sống, đặc biệt là ngành công nghiệp may mặc và nội thất. Cụ thể như sau:

Ngành nội thất

Với thành phần sản xuất hữu cơ có khả năng thấm hút cực tốt, bề mặt vải nhẹ, mềm mịn nên vải Linen rất thích hợp để làm tấm ga trải giường hay đồ dùng trang trí nội thất gia đình như: Tấm vải trùm ghế, rèm cửa,...

Đối với nhà bếp, vải Linen rất thích hợp để may thành những vật dụng như: Khăn trải bàn, khăn lau tay, tạp dề, túi đựng thực phẩm,...

Thời trang quần áo

Ngành công nghiệp may mặc đang là ngành ứng dụng vải Linen nhiều nhất. Hiện vải được sử dụng để may quần áo từ phân khúc tầm trung cho đến cao cấp, đáp ứng mọi nhu cầu mặc đẹp của mọi người.

Một số loại trang phục thường được may từ vải Linen điển hình như: đầm suông, áo sơ mi, áo dài, váy chống nắng,...

Vải Linen được sử dụng để may quần áo từ phân khúc tầm trung cho đến cao cấp

Vải Linen được sử dụng để may quần áo từ phân khúc tầm trung cho đến cao cấp

Cách nhận biết vải Linen đúng


Để biết được tấm vải mình đang cầm có phải là vải Linen hay không thì bạn có thể nhận biết qua những cách sau:

Sờ tay cảm nhận: Vải Linen thường rất mịn, mướt tay, không có xơ và vải càng giặt nhiều lần thì càng mềm.

Vải Linen nhận biết qua màu sắc: Màu ngà trắng, xám, mộc hoặc nâu vàng chính là những màu phổ biến thường xuất hiện của vải Linen.

Đốt thứ 1 ít: Vải Linen khi đốt thường cháy chậm bởi sợi lanh bên trong sẽ rỗng. Mùi vải khi đốt gần giống như cháy báo và tro còn lại mềm như tro của sợi bông.

Vải Linen bao nhiêu tiền một mét?


Bên cạnh nguồn gốc, xuất xứ và tính năng thì giá vải Linen bao nhiêu tiền cũng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.

Hiện nay, giá vải Linen thường được chia dựa vào những đặc tính của vải. Thông thường, vải Linen có giá như sau:

  • Vải bố Linen: Giá khoảng 70.000đ - 80.000/ 1,5 m.
  • Vải linen cao cấp: Giá thường khoảng 90.000 - 100.000đ/m.
  • Vải linen tưng: Khoảng giá giao động từ 130.000 - 150.000đ/m.
  • Vải linen xước: Thường khoảng 140.000 - 150.000đ/m.
  • Vải linen bột: Giá tầm 80.000 - 100.000đ/ m.

Vải Linen khi mua nhiều thì sẽ được mua với giá sỉ, so với giá bình thường thì giá sỉ bán buôn chắc chắn sẽ thấp hơn một chút.

Giá vải Linen giao động nhiều mức giá khác nhau

Giá vải Linen giao động nhiều mức giá khác nhau

 

Cách sử dụng và bảo quản vải linen đúng cách


Để tăng độ bền giúp các sản phẩm làm từ vải Linen có độ bền cao hơn thì bạn cần bỏ túi ngay cho mình một số cách sử dụng và bảo quản vải linen đúng cách như sau:

  • Vải Linen không nên giặt quá nhiều và cũng không nên giặt với nước nóng (trên 40 độ C). Cách vệ sinh vải đúng là sử dụng nước lạnh hoặc nước ấm.
  • Quần áo có màu làm từ vải Linen nên giặt riêng với nước lạnh để không bay màu.
  • Khi giặt quần áo vải Linen nên sử dụng nước giặt có nồng độ thuốc tẩy thấp để tránh gây hỏng cho quần áo.
  • Quần áo từ vải Linen nên phơi tự nhiên trong không khí để có độ bền tốt nhất.

Tìm hiểu các chất liệu khác


Ngoài các chất liệu khác trong ngành may mặc và sản xuất chăn ga gối đệm thì Đệm Xinh Luxury đã tổng hợp đầy đủ các loại vải khác trên thị trường hiện nay tại bảng sau:

Vải Ren Vải Lanh Vải Kaki
Vải Kate Vải Lụa Vải Bamboo
Vải Modal Vải Satin Vải Gấm
Chất liệu Foam Vải Jacquard Vải Polyester
Vải Tencel Lông vũ Vải Cotton
Vải Đũi Vải Jeans Vải Nỉ
Vải Voan Vải TC Vải Acrylic
Vải Len Vải Thô Vải Thun
Vải Spandex Vải không dệt Vải Cashmere
Vải Visco Vải Acrylic Vải Nylon
Vải Linen Vải nhung Vải bố
Vải dạ Vải Muslin Vải borip
Vải xô Vải lông cừu Loại vải khác

Trên đây Đệm Xinh Luxury chúng tôi đã chia sẻ cho bạn tất tần tật những thông tin liên quan đến vải Linen. Hy vọng với những thông tin này, bạn đã hiểu rõ và chi tiết hơn về loại vải này. Nếu bạn đang muốn sở hữu ngay một bộ chăn ga làm từ chất liệu vải này vậy thì còn chần chừ gì nữa mà không mau liên hệ tới số hotline 1800 1051 hoặc ghé tới showroom của Đệm Xinh Luxury để được nhân viên hỗ trợ nhanh chóng.

Đánh giá của bạn:

Bình luận