Vải kaki là gì? Phân loại, cách nhận biết và cách sử dụng đúng nhất

  • 13/04/2019
  • 5371 Lượt xem

Nếu ai đã từng tự mình đi chọn vải để may trang phục cho bản thân thì sẽ biết rằng chuyện này khá khó khăn. Những nhà buôn vải chuyên nghiệp đã có kinh nghiệm sẽ dễ dàng nhận biết được từng loại vài khác nhau nhưng những nhà bán lẻ, đại lý mới vào ngành, đặc biệt là người tiêu dùng sẽ rất khó trong việc phân biệt các dòng vải khác nhau hay các loại khác nhau trong cùng 1 dòng vải. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết về vải Kaki – loại phải phổ biến nhất hiện nay cũng như cách phân biệt và đặc điểm của các loại vải Kaki.

Mục lục nội dung

1. Vải kaki là gì?

Vải Kaki là loại vải đường dệt từ 100% sợi cottonVải Kaki là loại vải đường dệt từ 100% sợi cotton

Kaki có tên tiếng anh là Khaki. Đây là loại vải được dệt từ sợi cotton 100% hoặc được dệt từ sợi cotton kết hợp với sợi tổng hợp. “Khaki” là tên màu sắc được tạo nên từ sự kết hợp giữa màu vàng và màu nâu nhạt.

Hiện nay, vải kaki có 4 màu chính đó là: Kaki nguyên bản, kaki nâu (kaki nhạt), kaki sẫm màu (kaki đậm), kaki xanh (kaki xám hoặc màu ô liu).

Đặc trưng chính của vải kaki đó là dày và cứng. Tuy vậy, chất vải lại mát, bền, không nhân và có độ co giãn tốt. Chính vì vậy nên vải kaki rất được ưa chuộng và sử dụng nhiều trong ngành may thời trang. 

Xem thêm:  Mua đệm cao su thiên nhiên, nệm cao su giảm đến 35%

2. Nguồn gốc vải kaki

Ấn Độ là nơi sinh ra vải KakiẤn Độ là nơi sinh ra vải Kaki

Vải kaki xuất hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ vào khoảng giữa thế kỉ XIX lúc nước Anh đang bành trướng xâm lược đến Ấn Độ.

Khi này, quân phục của quân lính Anh chủ yếu làm từ sợi len nên rất nóng bức và khó chịu. Bởi vậy nên Harry Burnett Lumsden – người phụ trách may quân phục lúc bấy giờ đã nghiên cứu và cho ra đời bộ quân phục đầu tiên làm bằng vải kaki.

Vải kaki xuất hiện được xem như “vị cứu tinh” cho quân đội Anh. Bởi mặc vải kaki sẽ mát mẻ và thoáng hơn. Quân đội Anh xua đi được cái nắng nóng, oi bức trên chiến trường.

Vải kaki mỏng và nhẹ hơn vải len, rất thích hợp với điều kiện thời tiết của Ấn Độ. Đồng thời, loại vải này có màu nâu giúp các binh sĩ dễ bề ngụy trang hơn.

Từ đó, vải kaki được sử dụng để may quân phục cho binh lính Anh và quân phục của nhiều nước trên toàn thế giới.

Ngày nay, vải kaki được cải tiến hơn, dần trở thành loại vải biểu tượng cho phái mạnh và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực.

Tham khảo:  Chăn Ga Gối Đệm Hanvico Uy Tín Chính Hãng giảm sâu đến 15%

3. Ưu nhược điểm của vải kaki

Vải kaki có những ưu điểm và nhược điểm chính sau:

3.1 Ưu điểm

Ưu điểm nổi bật nhất cùa vải Kaki là ở độ bền cực caoƯu điểm nổi bật nhất cùa vải Kaki là ở độ bền cực cao

Vải kaki sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật dưới đây:

- Độ bền cao:  Vải kaki có các sợi bông được dệt chắc chắn lại với nhau nên thuộc một trong những loại vải bền nhất trên thị trường

- Ít bị nhăn, không bai xù: Cũng nhờ kết cấu chắc chắn nên vải kaki không bị nhăn và không bị xù lông trong quá trình sử dụng.

- Độ thoáng khí cao: Do thành phần chủ yếu để tạo nên vải kaki là sợi bông nên loại vải này có độ thoáng khí cao, khi dùng không mang lại cảm giác nóng bức cho người dùng.

- Mặc thoải mái, không bó sát người: Khi sử dụng vải kaki may quần áo người thợ sẽ may size nhỉnh hơn so với form quy chuẩn chung nên sẽ không gây bó sát vào cơ thể nên tạo được cảm giác thoải mái cho người mặc. 

- Thân thiện với môi trường: Vải kaki được dệt từ các loại sợi có nguồn gốc tự nhiên nên có khả năng phân hủy cao. Đảm bảo an toàn với sức khỏe người dùng và thân thiện với môi trường. 

- Dễ nhuộm nên có màu sắc da dạng: Trong quá trình sản xuất vải kaki những người thợ thường sẽ pha thêm với một số chất nên quá trình nhuộm trở nên dễ dàng hơn. Nhờ đó, mà vải kaki có màu sắc đa dạng.

3.2 Nhược điểm

Nhược điểm chính của vải kaki là không phù hợp với những thiết kế cầu kỳ do bề mặt vải khá cứng. So với một số loại vải khác thì loại vải này nếu như thuần cotton sẽ có mức giá nhỉnh lên cao hơn một chút.

Tuy nhiên hiện nay trong quá trình sản xuất, những người thợ đã thêm một số chất liệu vải khác vào cùng nên giá của vải đã được hạ bớt.

4. 5 loại vải kaki phổ biến hiện nay

Để vải kaki phù hợp với nhu cầu của người sử dụng hơn, nhà sản xuất đã tạo ra khá nhiều loại vải kaki.

Trong đó có 5 loại vải kaki được ưa chuộng và sử dụng phổ biến hơn cả là kaki thun, kaki thô, kaki dù, kaki polyester và kaki cotton.

4.1 Vải kaki thun

Vải kaki thun có độ co giãn caoVải kaki thun có độ co giãn cao

Vải kaki thun là loại vải kaki được pha thêm sợi spandex để tăng độ co giãn hơn trong chất vải. Mang lại cảm giác mềm, thoải mái hơn cho người sử dụng. Chính vì thế mà ngoài cái tên vải kaki thun ra thì loại vải này còn được gọi là vải kaki mềm.  

Thông thường, vải kaki thun được dùng để may đồng phục công sở dành cho nữ hoặc đồng phục lao động. 

4.2 Vải kaki thô

Vải kaki thô hay còn được gọi với một cái tên khác là vải kaki không thun. Đây được xem là loại vải kaki truyền thống được ứng dụng nhiều trong cuộc sống mà có lẽ không ai là không biết đến.

Chất liệu chính tạo nên vải kaki thô là sợi cotton và vải bố thô nên vải kaki thô có bề mặt khá thô ráp. Nhưng bù lại vải rất bền, bề mặt vải rất ít nhăn khi giặt và dễ dàng vào nếp, giúp cho form quần áo khi mặc lên rất đẹp và thanh lịch.

Hiện nay, vải kaki thô được ứng dụng chính để may đồng phục dành cho quân đội và quần ống đứng dành cho nam giới. 

4.3 Vải kaki dù

Vải kaki dù  là loại vải được tạo nên từ cotton, sợi tơ nhân tạo và sợi polyester. Đặc điểm chính của loại vải này là thoáng khí và có khả năng chống nước cao. Vải kaki dù thường được dùng để may áo khoác, tạp dề.

4.4. Vải kaki polyester

Vải kaki polyester có khả năng chống thấm rất tốtVải kaki polyester có khả năng chống thấm rất tốt

Nguồn gốc chính để sản xuất vải kaki polyester đó chính là từ sợi tổng hợp. Thành phần chính của vải kaki polyester là ethylene. Nhờ đó nên vải kaki polyester có khả năng chống thấm nước tốt. Ngoài ra, loại vải này còn ít co giãn.

Nhược điểm của vải kaki polyester là khả năng thấm hút mồ hôi kém, giặt lâu khô nên thường được dùng để may balo, áo khoác, tạp dề. 

4.5 Vải kaki cotton

Vải kaki cotton được dệt từ nguyên liệu chính có nguồn gốc từ sợi bông tự nhiên. Bởi vậy nên vải có độ dày vừa phải, không quá cứng và cũng không quá mềm.

Vải mang lại cảm giác thoải mái và dễ chịu khi mặc, thông thoáng vô cùng. Vải kaki cotton thích hợp để may quần cho nam và may trang phục nữ như váy body, quần thời trang, áo măng tô,...

5. Cách nhận biết vải kaki

Có thể dễ dàng nhận biết loại vải kaki thông quan độ co giãnCó thể dễ dàng nhận biết loại vải kaki thông quan độ co giãn

Bạn có thể dễ dàng nhận biết được vải Kaki thông qua các nhãn mác hoặc chữ in trên viền vải. Đồng thời, dùng tay để cảm nhận độ dày mỏng cũng như độ co giãn của vải.

Nếu là loại vải kaki thun thì sẽ có độ co giãn tốt hơn, vải mỏng hơn và mềm hơn. Còn nếu là vải kaki thô thì sẽ có độ cứng cao hơn và độ co giãn ít hơn. Trường hợp là vải kaki dù thì sẽ có độ mềm, mỏng và có chút bóng nhất định.

Ngoài cách nhận biết bên trên, bạn cũng có thể nhận biết vải kaki bằng cách đốt cháy mẫu vải.

Qúa trình đốt nếu vải kaki cháy nhanh, xuất hiện ngọn lửa vàng, tàn vải sau khi đốt thành hóa tro thì đó chính là vải kaki cotton. Nếu khi đốt mà vải ít bén lửa, cháy chậm, có mùi khét nhẹ thì đây là vải kaki polyester. 

6. Ứng dụng vải kaki trong cuộc sống

Vải kaki được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực trong đời sống như:

  • Trong ngành may thời trang: Vải kaki được sử dụng để may quần áo thời trang cho cả nam và nữ, đồng phục công sở, quần áo bảo hộ, áo khoác.
  • Trong đời sống hàng ngày: Vải kaki được sử dụng để may balo, tạp dề, chăn - ga - gối. 

7. Cách sử dụng, bảo quản quần áo vải kaki

Cách sử dụng và bảo quản quần áo làm từ vải kaki đúng cách như sau:  

7.1 Cách giặt vải kaki không bị bay màu

Hướng dẫn cách giặt vải kaki đúng nhấtHướng dẫn cách giặt vải kaki đúng nhất

Vải kaki là loại vải dễ nhuộm màu và cũng khá dễ bị bạc màu. Do vậy, khi giặt quần áo, đồ dùng bằng vải kaki bạn nên lưu ý những điểm sau:

  • Nên giặt nhẹ nhàng không nên dùng bàn chải chà mạnh hoặc bột giặt có chất tẩy mạnh. 
  • Nên giặt  tay hoặc là nên giặt máy ở chế độ nhẹ để vải đỡ bị xù lông.
  • Khi giặt quần áo kaki tốt nhất là nên giặt ở bề trái.

7.2 Cách phơi vải kaki đúng nhất

Khi phơi vải kaki bạn nên lưu ý 2 điều sau đây:

  • Nên lộn bề trái ra ngoài để hạn chế bay màu vải. 
  • Phơi ở điều kiện thông thoáng, tránh ánh nắng gay gắt của mặt trời.

7.3 Cách cất giữ vải kaki tránh bị hỏng

Cách cất giữ vải kaki an toàn nhấtCách cất giữ vải kaki an toàn nhất

Khi cất giữ quần áo kaki bạn nên ủi sơ qua để tránh tạo nếp nhăn trên vải. Bởi nếp nhăn để càng lâu thì càng mất nhiều thời gian hơn khi ủi phẳng. 

Chú ý nên treo quần áo trong tủ, không nên gấp gọn để tránh tạo nếp nhăn và đường lằn bay màu sau thời gian dài. 

Ngoài ra bạn cũng nên tránh bảo quản quần áo, đồ dùng bằng vải kaki quá lâu trong tủ gỗ để tránh bị côn trùng cắn rách.

7.4 Cách làm mềm vải kaki nhanh chóng

Quần áo kaki sau thời gian dài sử dụng sẽ có dấu hiệu thô ráp hơn lúc đầu. Để cải thiện tình trạng này bạn có thể ngâm quần áo trong nước xả làm mềm vải trong khoảng 15-30 phút. Điều này không chỉ giúp quần áo, đồ dùng kaki của bạn mềm mại mà còn thơm nữa. 

8. Tìm hiểu các chất liệu khác


Ngoài các chất liệu khác trong ngành may mặc và sản xuất chăn ga gối đệm thì Đệm Xinh Luxury đã tổng hợp đầy đủ các loại vải khác trên thị trường hiện nay tại bảng sau:

Vải Ren Vải Lanh Vải Kaki
Vải Kate Vải Lụa Vải Bamboo
Vải Modal Vải Satin Vải Gấm
Chất liệu Foam Vải Jacquard Vải Polyester
Vải Tencel Lông vũ Vải Cotton
Vải Đũi Vải Jeans Vải Nỉ
Vải Voan Vải TC Vải Acrylic
Vải Len Vải Thô Vải Thun
Vải Spandex Vải không dệt Vải Cashmere
Vải Visco Vải Acrylic Vải Nylon
Vải Linen Vải nhung Vải bố
Vải dạ Vải Muslin Vải borip
Vải xô Vải lông cừu Loại vải khác

Hy vọng với những thông tin về vải kaki trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích xoay quanh loại vải này. Bạn muốn biết thêm điều gì về vải kaki hoặc bất kỳ loại vải nào khác hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline 1800 1051 để được các chuyên gia của Đệm Xinh Luxury hỗ trợ nhanh chóng trong thời gian sớm nhất.

Đánh giá của bạn:

Bình luận